Sự thật hãi hùng về 'đầu trâu mặt ngựa' trong truyền thuyết

Nguồn gốc Đầu Trâu, Mặt Ngựa được cho là một con trâu và một con ngựa bình thường trên nhân gian. Sau nhiều năm tận tụy phục vụ chủ nhân, trâu và ngựa cùng chết đi và xuống âm phủ...
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet
    Người Việt thường ví von hạng người côn đồ, tay sai cho kẻ khác là “ đầu trâu, mặt ngựa”. Ít ai biết rằng cách nói này bắt nguồn từ một truyền thuyết rất đáng sợ.
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet-Hinh-2
    Theo đó, Đầu Trâu, Mặt Ngựa là tên gọi của một bộ đôi tiểu thần làm việc cho Diêm Vương, người cai quản Âm phủ. Họ đều mang thân của con người, nhưng cái đầu lại là của trâu và ngựa.
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet-Hinh-3
    Đầu Trâu và Mặt Ngựa chịu trách nhiệm đưa linh hồn người chết đến buổi phán xét cuối cùng ở Âm phủ và cũng là người bảo vệ nơi đây. Sau buổi phán xét, Đầu Trâu và Mặt Ngựa sẽ đưa linh hồn các tội nhân xuống địa ngục và hành hạ họ trước khi cho đầu thai.
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet-Hinh-4
    Nguồn gốc Đầu Trâu, Mặt Ngựa được cho là một con trâu và một con ngựa bình thường trên nhân gian. Sau nhiều năm tận tụy phục vụ chủ nhân, trâu và ngựa cùng chết đi và xuống âm phủ.
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet-Hinh-5
    Diêm Vương cảm phục sự tận tụy trung thành của trâu và ngựa, đồng thời cũng thương cho số phận cơ cực của chúng nên biến chúng thành hai vị hộ thần bảo vệ Âm phủ...
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet-Hinh-6
    Theo quan niệm dân gian, hình ảnh Đầu Trâu và Mặt Ngựa còn mang ý nghĩa sâu xa, tượng trưng cho tuổi già và bệnh tật. Trong đó, bệnh tật là con trâu, tuổi già là con ngựa.
  • Su that hai hung ve 'dau trau mat ngua' trong truyen thuyet-Hinh-7
    Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã cưỡi trên lưng con trâu và con ngựa đó rồi. Và đích đến của hai con vật này không gì khác hơn là cái chết, điều mà không một ai có thể tránh khỏi.
  • Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN