Sự kỳ thú của các loài cua khiến nhiều người kinh ngạc

Được ví như cỗ xe tăng trong thế giới của các loài giáp xác, sự đa dạng và kỳ thú của các loài cua trên thế giới sẽ khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac
Cua hạt đậu (Pinnotheres sp.) dài 8-12 mm, phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Các loài cua nhỏ bé này sống trọn vòng đời trên hay trong cơ thể các động vật không xương sống khác, như san hô.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-2
Cua ký cư đỏ rạn san hô (Paguristes cadenati) dài 4 cm, sống trên rạn san hô ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Đông Đại Tây Dương. Chúng cư trú trong các vỏ ốc trống để che chở cho phần bụng mềm cuộn lại.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-3
Cua ký cư lông đỏ đốm trắng (Dadanus megistos) dài 13-20 cm, được tìm thấy ở vùng biển ven bờ Đông Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Là loài "thuận tay trái", chúng có càng bên trái lớn hơn.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-4
Cua ký cư hải quỳ (Dadanus pedunculatus) dài 6-10 cm, sống ở rạn san hô Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này luôn cõng hải quỳ Calliactis trên vỏ. Hải quỳ cùng chia sẻ thức ăn với cua và tạo thành lớp ngụy trang bảo vệ cua.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-5
Ghẹ nhung (Necora puber) dài 5-6,5 cm, phổ biến ở khu vực có mực nước thấp ở các vùng bờ biển đá Đông Bắc Đại Tây Dương. Khá hiếu chiến, loài này có chân sau giống mái chèo, một đặc điểm giúp nhận diện các loài ghẹ.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-6
Ghẹ xanh (Portunus pelagicus) dài 5-7 cm, ưa thích các bờ biển cát hay bùn khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Giống như các họ hàng, loài cua bơi này săn mồi là động vật không xương sống khác. Con non của chúng sống ở vùng gian triều.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-7
Cua san hô đốm to (Carpilius maculatus) dài 4,5-9 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chúng là một trong ba loài cua có quan hệ họ hàng với nhau, có màu sáng, sống ở rạn san hô và có nhiều họ hàng hóa thạch.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-8
Cua khúm núm xù xì (Calappa gallus) dài 4-6 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Loài này thường đào hang trên cát. Do có tập tính dùng càng che mặt nên chúng còn được gọi là cua xấu hổ.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-9
Cua nâu châu Âu (Cancer pagurus) dài 5-10 cm, sống ngoài khơi các vùng biển châu Âu. Chúng có mai rộng đặc trưng, trông giống "vỏ bánh nướng", có thể sống hơn 20 năm. Đây là loài cua châu Âu có vai trò quan trọng nhất về mặt thương mại.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-10
Cua hải miên (Dromia personata) dài 4-5 cm, sinh sống ở Đại Tây Dương. Loài này thường mang các mẩu hải miên để che giấu cơ thể. Chúng có chân sau tiêu giảm giống như ở các loài cua ký cư nguyên thủy họ hàng.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-11
Cua đá cuội hoa (Leucosia anatum) dài 2-3 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương. Loài cua sặc sỡ này là thành viên của một họ gồm các loài của nhỏ, đa số có hình dạng tròn trịa như viên sỏi và có càng dài.
 
Su ky thu cua cac loai cua khien nhieu nguoi kinh ngac-Hinh-12
Cua nhện Nhật Bản (Macrocheira kaempferi) dài 30-40 cm, phân bố ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Với sải chân dài 4 mét khi duỗi thẳng hết cỡ, chúng là loài động vật chân khớp lớn nhất thế giới. Loài này được cho là có thể sống tới 100 năm.
 

Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN