Số phận lạ lùng của phiến đá cổ huyền thoại Ai Cập
Phiến đá cổ Rosetta của Ai Cập được tạo ra vào năm 196 trước Công nguyên. Cổ vật này cao 114 cm và rộng 72 cm. Vào năm 1799, người ta tìm thấy Rosetta. Về sau, hiện vật hàng ngàn năm tuổi "lưu lạc" đến Anh.
Tâm Anh (theo LV)
-
Là một trong những cổ vật quý giá nhất có từ thời Ai Cập cổ đại, phiến đá cổ Rosetta được giới chuyên gia, nhà khảo cổ xem là báu vật. Nguyên do là vì nó giúp giới khoa học giải mã được một số bí ẩn về cuộc sống của người Ai Cập hàng ngàn năm trước.
-
Phiến đá Rosetta là khối đá bazan cao 114 cm và rộng 72 cm. Nó được pharaoh Ptolemy V cho người làm ra vào năm 196 trước Công nguyên.
-
Mục đích của pharaoh Ptolemy V khi tạo ra Rosetta là vì ông muốn tuyên bố với tất cả thần dân rằng ông là nhà vua hợp pháp của Ai Cập.
-
Để người dân có thể hiểu được nội dung trên phiến đá cổ Rosetta, pharaoh Ptolemy V cho người viết bằng 2 ngôn ngữ là: Ai Cập và Hy Lạp cổ đại.
-
Phải tới năm 1799, phiến đá Rosetta được một học giả, sĩ quan quân đội Pháp có tên Pierre Bouchard phát hiện tại khu vực đồng bằng sông Nile của Ai Cập.
-
Cổ vật quý giá này được tìm thấy trong bối cảnh hoàng đế Napoleon của Pháp chỉ huy quân đội chinh phạt Ai Cập.
-
Sau khi phát hiện phiến đá Rosetta, nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu của Pháp đến Ai Cập để nghiên cứu, giải mã những bí ẩn về cổ vật này.
-
Vào năm 1801, lực lượng Anh đánh bại quân đội Pháp tại Ai Cập. Theo đó, người Anh mang phiến đá Rosetta về nước.
-
Trong suốt nhiều thập kỷ sau đó, quan chức Ai Cập đề nghị Anh trả lại phiến đá Rosetta nhưng không thành công.
-
Do vậy, kể từ khi đưa đến Anh đến nay, phiến đá Rosetta được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Anh ở thủ đô London.
-
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (theo LV)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile