|
Theo đài Sputnik (Nga), nghiên cứu trên được thực hiện một cách tình cờ ở một người đàn ông 87 tuổi mắc chứng động kinh. Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân lên cơn đau tim và qua đời nhưng chiếc máy vẫn tiếp tục hoạt động, ghi lại hoạt động não. |
|
Cụ thể, trong 900 giây sóng não được ghi lại, các nhà khoa học nhận thấy ngay trước và sau khi tim ngừng đập, hoạt động của não tăng lên tương tự như những gì xảy ra khi chúng ta tập trung, mơ, nhớ lại ký ức và thiền định. |
|
Thêm vào đó, loại sóng não cụ thể được ghi lại trong bộ não sắp chết - được gọi là dao động thần kinh - cho thấy người đó đang nhìn thấy cuộc sống của họ lóe lên trước mắt thông qua cơ chế "truy xuất bộ nhớ". |
|
“Bộ não của con người có thể vẫn hoạt động và liên kết với nhau thậm chí sau khi cơ thể chuyển sang trạng thái tim ngừng đập. Thậm chí, trong khoảnh khắc đó, bộ não còn có thể được lập trình để sắp xếp lại toàn bộ ký ức” - các nhà nghiên cứu cho hay. |
|
Ông Ajmal Zemmar – nhà giải phẫu thần kinh tại Đại học Louisville, người đứng đầu nghiên cứu cho biết, phát hiện này đặt ra câu hỏi liệu sự sống có được “thắp lên” trong những phút cận tử. Nó cũng đồng nghĩa với việc, trong giờ phút cận tử, bộ não con người có thể đang nhớ lại một số khoảnh khắc đẹp nhất từng trải qua. |
|
Các nhà nghiên cứu cho biết, phát hiện này có thể thay đổi nhận định về thời điểm chính xác kết thúc sự sống. Đồng thời, kết quả đó đặt ra những câu hỏi quan trọng liên quan đến thời gian hiến tạng. |
|
Kết quả của nghiên cứu mới này cũng tương tự với kết quả đo sóng não của loài chuột đã từng được thực hiện trước đây. Báo cáo về trải nghiệm cận tử (người suýt chết hoặc đã bị chết lâm sàng và được cứu sống) cũng từng cho kết quả tương tự.
|
|
Trước đây, các nhà khoa học Đại học Southampton đã dành ra 4 năm trời để nghiên cứu hơn 2000 người trải qua giai đoạn tim ngừng đập hoàn toàn tại 15 bệnh viện ở Anh, Mỹ và Úc. Họ phát hiện ra rằng gần 40% số người sống sót sau khi tim ngừng đập mô tả về một dạng “ý thức” vẫn tồn tại trong thời gian họ chết lâm sàng, trước khi tim họ hoạt động trở lại. |
|
Một nghiên cứu tương tự của các nhà khoa học tại Đại học Liege (Bỉ) về hiện tượng “hồn lìa khỏi xác” đã không chỉ dừng lại ở những người đang nằm trên giường bệnh chờ chết, mà trên tập hợp khoảng 400 người trên khắp thế giới, là những phi công, những người leo núi, thợ lặn,... |
|
Trong đó, có trường hợp môt phụ nữ rơi vào tình trạng hôn mê khi bị ốm trong thai kỳ kể lại trải nghiệm rất thật được đoàn tụ với người đàn ông cô từng yêu đã qua đời trong một vụ rơi máy bay. |
|
Nhà thần kinh học Steven Laureys cho rằng, trải nghiệm cận chết xuất hiện trên khắp thế giới, ở nhiều hình thức khác nhau, do vậy phải có những nhân tố tương đồng là tác nhân gây ra hiện tượng này.
|
|
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần có thêm những đối tượng nghiên cứu mới. Bởi đây mới là kết quả trên một người đàn ông mắc chứng động kinh. Não của bệnh nhân này đã bị tổn thương do co giật và phù nề, điều này làm phức tạp thêm việc giải thích dữ liệu. Chúng ta vẫn cần chờ đời nhiều hơn trong tương lai. |