Phát hiện 'xác sống' vũ trụ nhìn thấy từ Trái đất

Các nhà thiên văn ghi lại được hình ảnh 2 cụm sao cầu "sinh đôi" Messier 3 và Messier 13, sau đó phát hiện sự dư thừa của những "xác sống" vũ trụ. 
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat
    Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Jianxing Chen từ Đại học Bologna và Viện Vật lý thiên văn Quốc gia Ý cho biết, cụm sao cầu Messier 13 sở hữu tới 2 dạng sao lùn trắng khác nhau: một dạng là sao lùn trắng tiêu chuẩn, nhanh chóng nguội đi.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-2
    Dạng thứ hai chiếm tới 70% là những sao lùn trắng đã cố gắng giữ được lớp vỏ hydro bên ngoài, không ngừng đốt cháy hydro để làm chậm tốc độ nguội đi.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-3
    Hình ảnh có độ phân giải cao của 2 cụm sao cầu "sinh đôi" Messier 3 và Mesier 13 trong vũ trụ đã cho thấy sự dư thừa bất ngờ của sao lùn trắng.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-4
    Sao lùn trắng là phần "xác" còn lại của những ngôi sao khối lượng thấp đã kết thúc hoạt động nhiệt hạch.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-5
    Đó là dạng sao có khối lượng dưới 8 lần khối lượng Mặt Trời, khi "hấp hối" sẽ nở rộng lên khoảng 11 lần Mặt Trời sau đó sụp đổ thành một sao lùn trắng bé nhỏ.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-6
    Bên cạnh đó, nghiên cứu còn tìm thấy một điểm bất ngờ khác: các sao lùn trắng vẫn có thể trải qua hoạt động nhiệt hạch ổn định - chúng không phải xác chết sao, mà là một "xác sống" vũ trụ theo nghĩa nào đó.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-7
    Điều này có thể lý giải nguyên nhân người ta từng tìm được những hệ sao hiếm thấy, trong đó một vài hành tinh vẫn tồn tại bình yên quanh sao mẹ chỉ còn là một sao lùn trắng.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-8
    Trước đây, sao lùn trắng được xác định là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao).
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-9
    Các ngôi sao này không đủ khả nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy carbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-10
    Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là carbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-11
    Phần lớn các ngôi sao có kích cỡ nhỏ và trung bình sẽ kết thúc như là sao lùn trắng, sau khi tất cả hidro chúng có bị chuyển hóa thành heli. Các sao lùn trắng rất nóng, vì thế chúng bức xạ ra ánh sáng trắng.
  • Cuc nong: Phat hien “xac song” vu tru nhin thay tu Trai dat-Hinh-12
    Phát hiện đặc biệt về cách một số ngôi sao lùn trắng "thách thức" cái chết nói trên hứa hẹn tiếp tục mở ra nhiều hiểu biết xung quanh cách một ngôi sao già và chết đi.
Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN