Phát hiện hóa thạch bọ cạp biển giống quái vật 21:00 06/03/2022 (GMT+7) Hóa thạch bọ cạp biển trẻ nhất được tìm thấy ở Úc. Theo các chuyên gia, đó là một con quái vật khổng lồ, có thể dài hơn 1m, sống ở các hồ hoặc sông nước ngọt. Woodwardopterus freemanorum dài hơn 1m và sống cách đây khoảng 252 triệu năm (kỷ Permi muộn) trong môi trường nước ngọt. Woodwardopterus freemanorum từng sống ở khu vực ngày nay là Australia cách đây khoảng 252 triệu năm trước. Sinh vật cổ đại này thuộc về loài Eurypterida (bọ cạp biển), một nhóm động vật không xương sống ăn thịt dưới nước đã tuyệt chủng sống từ đầu kỷ Ordovic đến kỷ Permi muộn. Đó là một con quái vật khổng lồ, có thể dài hơn 1m, sống ở các hồ hoặc sông nước ngọt. Trong cuộc khai quật hóa thạch mới nhất, Tiến sĩ Andrew Rozefelds từ Bảo tàng Queensland và Tiến sĩ Markus Poschmann của Generaldirektion Kulturelles Erbe RLP tìm thấy lớp biểu bì không hoàn chỉnh của Woodwardopterus freemanorum, cùng cấu trúc xương đặc biệt thuộc về phân loài Eurypterida, được tìm thấy ở thị trấn nông thôn Theodore ở trung tâm Queensland. Mẫu hóa thạch này trẻ hơn ít nhất 11 triệu so với bất kỳ hóa thạch loài Eurypterida nào đã từng được biết trước đây. Hoá thạch bọ cạp biển trẻ nhất được tìm thấy trong trầm tích núi lửa được bảo quản trong than đá. Tiến sĩ Andrew Rozefelds đến từ Bảo tàng Queensland nói thêm: “Hóa thạch mới này lấp đầy khoảng trống trong kiến thức của chúng ta về nhóm động vật Eurypterida (bọ cạp biển) từng sinh sống ở Úc và là cứ liệu quan trọng để so sánh với các loài tương tự trên toàn thế giới. Huỳnh Dũng (Theo Phys) Khám Phá Về Trái Đất ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email
Tuyên bố gây sốc về 150.000 người Ukraine quay lại vùng Nga kiểm soát, nghị sĩ Ukraine "nói lại" 00:24 | 26/11/2024 5