Phát hiện hành tinh lạ “sinh ra từ xác sống vũ trụ”

Một ngôi sao lùn trắng được cho là đã chết vẫn sinh ra một hành tinh có những tính chất phải nằm trong vùng sự sống Goldilocks của hệ sao.
Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”
Khi quan sát một ngôi sao lùn trắng WD 1054-226, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Jay Farhi từ Đại học London (Anh) đã phát hiện những thay đổi cực đáng chú ý. 

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-2
Cụ thể, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra những vệt sáng rõ rệt tương ứng với 65 đám mây mảnh vụn hành tinh cách đều nhau, quay quanh ngôi sao sau mỗi 25 giờ. 

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-3
 Các mảnh vụn này có kích thước và cấu trúc như mặt trăng, sắp xếp thành vòng. Sự đều đặn của các cấu trúc quá cảnh nói trên cho thấy chúng phải nằm trong sự tương tác hấp dẫn ổn định giữa sao lùn trắng trung tâm và một hành tinh.

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-4
Hành tinh này được cho là có kích thước tương đương các hành tinh đá của Hệ Mặt Trời. Dù không thể quan sát trực tiếp nhưng dựa vào vị trí các đám mây mảnh vụn cho thấy hành tinh trong bóng tối này phải nằm ở khoảng cách 2,5 triệu km, bằng 1,7% khoảng cách Trái Đất và Mặt Trời.

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-5
 Bên cạnh đó, các tính chất của ngôi sao trung tâm cũng cho thấy hành tinh này phải nằm trong vùng sự sống Goldilocks của hệ sao.

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-6
 Không những thế, đây còn là một hành tinh mới được sinh ra gần đây. Sao lùn trắng vốn là một "xác sống" của vũ trụ, đã trải qua một lần "chết" vì cạn năng lượng.

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-7
Giữa giai đoạn sao "sống" như Mặt Trời và sao lùn trắng, ngôi sao sẽ trải qua giai đoạn "sao khổng lồ đỏ": bất ngờ phình to lên và nuốt chửng một số hành tinh gần nó. 

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-8
 Hành tinh mới phát hiện nằm trong khu vực bị nuốt chửng nếu đã tồn tại từ trước giai đoạn sao khổng lồ đỏ, do đó nó phải là một hành tinh sinh ra sau khi ngôi sao đã trở thành sao lùn trắng.

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-9
Đây không phải là lần đầu các nhà khoa học ghi nhận hiện tượng sao lùn trắng tưởng đã chết nhưng vẫn sinh ra hành tinh. 

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-10
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng thiết bị ULTRACAM trên Kính viễn vọng Công nghệ mới 3,5 m của Đài thiên văn Nam Âu (ESO) đặt tại Đài quan sát La silla ở Chile và Vệ tinh Khảo sát ngoài hành tinh TESS của NASA để quan sát ngôi sao lùn trắng này. 

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-11
 Sao lùn trắng là thiên thể được tạo ra khi các ngôi sao có khối lượng thấp và trung bình "chết" (tiêu thụ hết nhiên liệu phản ứng hạt nhân trong sao). Các ngôi sao này không đủ nặng để sinh ra nhiệt độ ở lõi cần thiết để nung chảy carbon trong các phản ứng tổng hợp hạt nhân sau khi chúng chuyển thành các sao khổng lồ đỏ trong giai đoạn đốt cháy heli.

Phat hien hanh tinh la “sinh ra tu xac song vu tru”-Hinh-12
 Cuối giai đoạn này, nửa bên ngoài của sao kềnh đỏ sẽ bị đẩy ra không gian tạo thành tinh vân, để lại đằng sau một lõi trơ chứa chủ yếu là carbon và oxy, đó chính là sao lùn trắng.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN