|
Tử Cấm Thành hay Cố Cung Bắc Kinh là viên ngọc sáng ngời trong các kiến trúc cung đình của Trung Quốc, cụm kiến trúc kết cấu bằng gỗ có quy mô lớn nhất và nguyên vẹn nhất trên thế giới hiện nay. |
|
Tuy nhiên, có một điều rất ít người biết đến là, trước thời nhà Minh, nhà Nguyên cũng từng đóng đô tại Bắc Kinh. Khi đó, tên kinh thành là Đại Đô. Vương triều nhà Nguyên cũng từng cho xây dựng một tòa cung điện nguy nga tráng lệ ngay giữa lòng kinh đô. |
|
Rất nhiều lời đồn cho rằng, cung điện nhà Nguyên không hề biến mất. Nó chỉ đang "nằm ngủ" bấy lâu nay ở ngay dưới chân của Cố Cung Bắc Kinh! Liệu điều này có thật? |
|
Theo cuốn "Sử Nguyên" vào năm 1267, Hốt Tất Liệt (người sáng lập ra triều đại nhà Nguyên) dời đô đến Yên Kinh (tên gọi cũ của thủ đô Bắc Kinh ngày nay) và đổi tên kinh đô thành Đại Đô. |
|
Cũng cùng năm đó, Hốt Tất Liệt đã cho xây dựng hoàng cung của nhà Nguyên. Người phụ trách quản lý đại công trình này là một người Hán tên Lưu Bỉnh Trung, kiến trúc sư chính là một người Ả Rập. |
|
Theo những ghi chép của cuốn "Sử Nguyên", quy mô tòa cung điện nhà Nguyên rất hoành tráng, nó được xây dựng trong suốt 20 năm. Tuy nhiên đến năm 1368, Chu Nguyên Chương (hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh) đã hạ lệnh đốt cháy tòa cung điện của nhà Nguyên. |
|
Ngoại trừ cuốn "Sử Nguyên" của tác giả Tống Liêm, tất các các tài liệu lịch sử khác đều không đề cập đến sự tồn tại của cung điện nhà Nguyên vì lệnh cấm của Chu Nguyên Chương. |
|
Sự tồn tại mơ hồ của tòa cung điện tráng lệ thời nhà Nguyên giờ chỉ còn được nhắc tới qua những lời đồn trong dân gian. Đến năm 2016, khi đang tu sửa 1 con đường trong Cố Cung người ta đã phát hiện dấu tích của một quần thể cung điện vô cùng nguy nga khi chỉ đào sâu lòng đất chưa đến 10 mét. |
|
Ngay sau khi nhận được thông báo, các nhà khảo cổ đã cấp tốc đi đến Cố Cung để tiến hành khai quật. Sau quá trình thu thập phân tích, bước đầu sơ bộ, các nhà khảo cổ kết luận công trình nằm sâu dưới lòng Cố Cung này chính là quần thể kiến trúc có niên đại từ thời nhà Nguyên. |
|
Tuy nhiên sau khi phát hiện, quá trình khai quật quần thể cung điện nhà Nguyên cũng rất chậm chạp vì vị trí hiện tại của nó đang nằm ngay dưới lòng Cố Cung. |
|
Nếu trực tiếp khai quật, kiến trúc xung quanh của Cố Cung chắc chắn sẽ gặp tổn hại lớn. |
|
Tuy nhiên điều này đã chứng minh tin đồn kia là sự thật. Hậu thế sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quần thể cung điện nhà Nguyên – đại công trình "mất tích" trong suốt hơn 600 năm của lịch sử Trung Quốc. |