Có một câu chuyện như thế này:
Giữa thế chiến thứ Hai loạn lạc, một bà lão người Đức phát hiện bên ngoài hàng rào ngăn cách có một người đàn ông ăn mặc lịch sự, tay xách cặp da đang nhìn ngó xung quanh. Bà biết, người đàn ông đó bị đói bụng, nhưng lại ngại không dám vào xin ăn.
Bà bèn chủ động bước tới:
- Cậu bê giúp tôi đống củi ở phía trong hàng rào này sang góc bên kia được không? Tôi già rồi, không làm nổi nữa không thể bê được nữa.
Người đàn ông lập tức đồng ý. Sau khi ông ta làm xong, bà bèn mời người đàn ông ăn cơm. Người đàn ông vui vẻ nhận lời, ăn xong bữa cơm rồi lại tiếp tục lên đường.
Thực ra, đống củi đó của bà lão đã vô số lần được hết người này đến người khác bê từ góc này sang góc kia. Mỗi lần có người bê củi, bà đều mời người đónán lại dùng cơm với mình.
Quý nhân tốt nhất trên thế gian này chính là sự lương thiện
Vị quý nhân tốt nhất trên thế gian này chính là sự lương thiện. Lương thiện không chỉ là một lý thuyết sáo rỗng, đó là cốt lõi của làm người, màu nền của nhân sinh, thẩm thấu vào trong sự sống tốt đẹp.
Người có thể không giàu, nhưng nhất định phải lương thiện. Tâm hồn phải lấy lương thiện làm vốn, phẩm hạnh phải lấy lương thiện làm quý, hành vi phải lấy lương thiện làm chuẩn, đứng trong xã hội nhất định phải lấy lương thiện làm gốc.
Chúng ta có thể học hỏi tri thức, nhưng điều không thể học hỏi một tấm lòng lương thiện. Đó là sự lựa chọn, sự hòa hợp giữa ý niệm và hành vi để làm ra những điều tốt đẹp, nhằm xoa dịu thế gian tàn khốc này.
Càng tư lợi, con người lại càng đánh mất sự thuần khiết, thuần tịnh vốn có của mình. Vì lương thiện nên biết đủ, đi lên bằng chính sức mình, biết tha thứ, không tranh đoạt, không ganh đoạt, hạ bệ, dìm pha người khác.
Vậy mới nói, lương thiện là một loại trí tuệ. Người thông minh chưa chắn đã lương thiện, nhưng người lương thiện chắc chắn sẽ thông minh.