Những Thủ tướng Nhật Bản tạo nhiều dấu ấn quan trọng
Trong lịch sử, một số Thủ tướng Nhật Bản nhận được sự quan tâm lớn của dư luận bởi sự nghiệp chính trị ấn tượng và tạo được nhiều dấu ấn quan trọng. Trong số này có Thủ tướng lập những kỷ lục đặc biệt như được trao giải Nobel.
Tâm Anh (TH)
-
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng nhất xứ sở hoa anh đào. Vào năm 2006, ông được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản khi 52 tuổi. Theo đó, ông là người nhậm chức lúc trẻ nhất trong các Thủ tướng Nhật Bản từ sau Chiến tranh Thế giới 2.
-
Tuy nhiên, chỉ sau 366 ngày nắm quyền, vào tháng 9/2007, Thủ tướng Abe từ chức vì lý do sức khỏe. Đến năm 2012, ông tiếp tục trở thành chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) Thủ tướng Nhật Bản và giữ vị trí này từ đó đến nay.
-
Tính đến ngày 23/8 vừa qua, Thủ tướng Abe có 2.798 ngày cầm quyền liên tiếp. Vì vậy, ông trở thành người cầm quyền không gián đoạn lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản.
-
Trong cuộc họp báo vào 28/8, Thủ tướng Abe thông báo quyết định từ chức vì không muốn bệnh viêm loét đại tràng kinh niên của bản thân ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định chính sách quan trọng.
-
Sinh năm 1940, chính trị gia Taro Aso đắc cử Chủ tịch đảng LDP cầm quyền và trở thành Thủ tướng Nhật Bản vào năm 2008. Điều thú vị là ông Aso là cháu của cựu Thủ tướng Nhật Shigeru Yoshida.
-
Ông Aso được giới chuyên gia đánh giá là chính trị gia có chính sách ngoại giao cứng rắn và đường lối lãnh đạo gần giống với Thủ tướng Shinzo Abe.
-
Hiện ông Aso giữ chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính và là thành viên quan trọng trong chính quyền của ông Abe. Sau khi Thủ tướng Abe thông báo từ chức vào ngày 28/8, ông Aso được đánh giá là một trong những ứng viên kế nhiệm sáng giá chức vụ Thủ tướng Nhật Bản.
-
Thủ tướng Nhật Bản Eisaku Sato (sinh năm 1901 - mất năm 1975) gây chú ý khi giữ chức vụ quan trọng này trong 3 nhiệm kỳ liên tục kể từ năm 1964 - 1972.
-
Trong thời gian giữ cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông Sato đã thực hiện nhiều chính sách giúp đất nước ngày càng phát triển và giàu mạnh. Đặc biệt, ông và Chính phủ Nhật Bản phát động chiến dịch xóa bỏ vũ khí hạt nhân kể từ sau khi thành phố Hiroshima và Nagasaki bị ném bom nguyên tử năm 1945.
-
Vào năm 1974, ông Sato được trao giải Nobel Hòa bình vì có công đề xuất 3 nguyên tắc quan trọng là Nhật Bản sẽ không sở hữu, sản xuất hay cho phép đưa vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của mình.
-
Tâm Anh (TH)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile