|
Các nhà sử học, nhà khoa học môi trường tại Đại học Trinity Dublin (Ireland) và Đại học Chiết Giang (Trung Quốc) phối hợp thực hiện nghiên cứu phân tích mức sunfat trong khí quyển quá khứ về các vụ phun trào núi lửa. |
|
Nghiên cứu này dựa trên những bằng chứng lịch sử với các lõi băng chiết xuất từ Nam Cực và Greenland. Sau đó, họ đã phát hiện ra các vụ phun trào núi lửa có thể đã gây ra những thay đổi đột ngột về khí hậu, từ đó góp phần dẫn đến sự sụp đổ của những triều đại hùng mạnh nhất Trung Quốc trong suốt 2.000 năm qua. |
|
Nhóm nghiên cứu đã ghi lại 156 vụ phun trào núi lửa bùng nổ từ năm 1 sau Công nguyên đến năm 1915 bằng cách kiểm tra nồng độ sunfat trong lõi băng từ Greenland và Nam Cực. |
|
Các nhà khoa học cũng phân tích các tài liệu lịch sử về 68 triều đại Trung Hoa và tình hình chiến tranh từ năm 850 đến năm 1911. |
|
Núi lửa phun trào có thể bơm hàng triệu tấn sulfur dioxide vào tầng trên của bầu khí quyển, tạo thành những đám mây axit sulfuric rộng lớn, phản chiếu ánh sáng mặt trời và hạ nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất. |
|
Theo nghiên cứu, các vụ phun trào lớn dẫn đến "nguy cơ kép, lạnh và khô rõ rệt trong mùa trồng trọt nông nghiệp", làm chết gia súc chết, suy thoái đất đai nhanh hơn và cây trồng bị thiệt hại nhiều hơn do sâu bệnh. |
|
Các nhà khoa học cũng phát hiện tác động khí hậu từ những vụ phun trào núi lửa nhỏ hơn cũng có thể khiến các triều đại sụp đổ khi căng thẳng chính trị và kinh tế xã hội vốn đã ở mức cao. |
|
Trong khi các vụ phun trào núi lửa lớn có thể dẫn đến sụp đổ mà không cần có căng thẳng xã hội đáng kể từ trước. Các yếu tố khác liên quan bao gồm khả năng lãnh đạo kém, tham nhũng hành chính và áp lực nhân khẩu học. |
|
Phát hiện này nhấn mạnh rằng các quốc gia phải chuẩn bị cho các vụ phun trào núi lửa trong tương lai, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn thương về kinh tế (có thể so sánh với các triều đại nhà Minh và nhà Đường) và/hoặc có lịch sử quản lý tài nguyên kém. |
|
Các vụ phun trào núi lửa trong thế kỷ 20 và 21 nhỏ hơn nhiều lần so với thời kỳ các triều đại Trung Quốc, và không gây ra nhiều tác động khí hậu bằng. |
|
Tuy nhiên, các vụ phun trào vừa phải có thể đã góp phần gây ra hạn hán ở Sahelian từ những năm 1970 đến 1990, làm 250.000 người chết và biến 10 triệu người thành người tị nạn ở khu vực bị thiệt thòi về kinh tế này. |
|
Giáo sư Alan Robock thuộc Đại học Rutgers tại New Brunswick (bang New Jersey, Mỹ), nhận định: "Đây là lần đầu tiên chúng ta có thể xác nhận về những vụ sụp đổ của các triều đại ở Trung Quốc trong 2.000 năm qua đều xảy ra trong những năm sau khi có núi lửa phun trào". |