-
Nhóm nghiên cứu của Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết đã phát hiện ra con sứa đỏ như máu chưa được đặt tên trong cảnh quay thu thập được từ một cuộc lặn xuống nước sâu vào ngày 28/7, ngoài khơi bờ biển Newport, Rhode Island.
-
Các nhà thám hiểm của Viện Đại dương Schmidt khám phá vùng nước sâu nhất của Thái Bình Dương đã phát hiện ra con bạch tuộc thủy tinh - một sinh vật cực quý hiếm.
-
Sinh vật được gọi là Vitreledonella richardi đặc trưng bởi cơ thể trong suốt, có thể nhìn thấy nhiều bộ phần bên trong như nhãn cầu, hệ tiêu hóa và dây thần kinh thị giác. Mặc dù các nhà khoa học đã biết về sự tồn tại của nó từ hơn 100 năm trước, thông tin mô tả loài đến nay vẫn còn rất hạn chế.
-
Viện Nghiên cứu Thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) đã công bố đoạn phim vào tháng 8 một loài cá tên whalefish cái có đến ba hình dạng khác nhau từ cá con (cá vòi rồng), cá đực (cá mũi to) và cá cái (cá voi).
-
Ba hình dạng trông khác nhau đến nỗi các nhà khoa học ban đầu nghĩ rằng chúng là ba loài khác nhau. Sự biến đổi hình dạng từ con non thành con cái trưởng thành được cho là một trong những thay đổi khắc nghiệt nhất đối với bất kỳ loài động vật có xương sống nào.
-
Các nhà nghiên cứu phát hiện loài bạch tuộc dumbo hoàng đế có tên khoa học Grimpoteuthis imperator ở phía bắc Emperor Seamounts, sống núi dưới biển ở tây bắc Thái Bình Dương vào tháng 5 vừa qua. Dù số lượng không nhiều, G. imperator vẫn đóng vai trò quan trọng ở môi trường biển sâu.
-
Vào tháng 8, NOAA đã phát hành một bức ảnh hài hước về bản sao ngoài đời thực của hai nhân vật SpongeBob Squarepants và Patrick Star trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng "chú bọt biển tinh nghịch". Đây là bọt biển thuộc chi Hertwigia và sao biển thuộc chi Chondraster.
-
Các nhà khoa học của NOAA vào tháng 11 đã phát hiện một con mực vây lớn quý hiếm (thuộc chi Mangapinna) trong chuyến thám hiểm biển sâu ở Vịnh Mexico. Loài mực này có một cơ thể rất kỳ lạ với những chiếc vây khổng lồ, óng ánh và những chiếc xúc tu siêu dài có phần uốn cong như khuỷu tay.
-
Sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) được các nhà sinh vật biển thuộc Viện nghiên cứu thủy sinh Vịnh Monterey (MBARI) của Mỹ phát hiện vào tháng 11. Sứa ma khổng lồ, một trong những loài sứa lớn nhất hành tinh, được phát hiện ở những nơi sâu nhất của tất cả các đại dương trên thế giới ngoại trừ Bắc Cực.
-
“Photobomb” là từ chỉ một người, một vật thể, vô tình hay cố ý mà lọt vào khung hình của một chủ thể khác, mà đôi khi nhân vật “không mời mà đến” này còn được chú ý hơn cả nhân vật chính. Vào tháng 10, khi các nhà nghiên cứu đang đang quay phim ở Vịnh Aqaba ở Biển Đỏ, họ đã liên tục bị quấy rầy bởi một con mực lưng tía (Sthenoteuthis oualaniensis)...
-
Vào tháng 12, các nhà nghiên cứu của MBARI đã bắt gặp loài cá mắt thùng (Macropinna microstoma). Con cá kỳ lạ này có một cái đầu trong suốt, mà có thể nhìn vào bên trong để thấy bộ não, hàm răng, sống mũi và đặc biệt là hai bên nhãn cầu.
-
Vào tháng 4, một nghiên cứu mới đã tiết lộ bằng chứng đầu tiên về việc bọt biển bò quanh đáy biển sâu, sau khi các nhà nghiên cứu chụp được bức ảnh về dấu vết màu nâu kỳ lạ do những sinh vật này để lại ở Bắc Cực.
-