Những câu chuyện ma rừng bắt con người làm 'thú cưng' ở Đài Loan
Những câu chuyện về ma rừng tương tự như Ma thần tử Đài Loan cũng xuất hiện ở Trung Quốc đại lục và các nền văn hóa lân cận như Nhật Bản, Tiều Tiên, Việt Nam...
T.B (tổng hợp)
-
Ở nhiều vùng hẻo lánh của hòn đảo Đài Loan lưu truyền những câu chuyện đáng sợ về Ma thần tử, tên gọi của một loại ma rừng chuyên làm lú lẫn và bắt cóc con người.
-
Theo những lời truyền miệng, Ma thần tử có vóc dáng nhỏ bé nhưng cực kỳ nhanh nhẹn. Chúng thường mê hoặc con người bằng ma thuật, khiến họ đi lạc trong rừng và bắt giữ họ. Đối tượng Ma thần tử nhằm đến thường là trẻ em và người già.
-
Những người mất tích khi được tìm thấy thường nói mình bị một kẻ có vóc người nhỏ thó mời về một ngôi nhà nằm giữa rừng để ăn cơm, đùi gà, canh hầm… rồi mất đi ý thức lúc nào không hay. Sau khi tỉnh lại họ thấy thấy miệng đầy phân, xác côn trùng, cành khô hoặc đất đá.
-
Người ta giải thích rằng hành vi của Ma thần tử giống việc con người bắt các loại vật hoang dã về nuôi làm cảnh. Chúng nghĩ rằng con người có thể sống nếu ăn côn trùng, bùn đất giống mình.
-
Người bị bắt thường bị mê lý và không còn ý chí kháng cự. Nếu may mắn tìm được sớm, nạn nhân còn có cơ hội sống sót, nhưng nếu quá trễ họ sẽ chết dần chết mòn.
-
Theo kinh nghiệm dân gian, Ma thần tử tiếng động lớn. Vì vậy người đi rừng nếu không muốn trở thành nạn nhân của chúng phải liên tục tạo ra những âm thanh lớn bằng chuông, mõ v..v.
-
Khi có tin đồn về ai đó bị Ma thần tử bắt cóc, người dân trong khu vực sẽ đi cúng bái thần linh rồi vào rừng trong tiếng chiêng trống, pháo nổ để xưa đuổi Ma thần tử và tìm kiếm người bị mất tích.
-
Theo các nhà nghiên cứu, những câu chuyện tương tự về Ma thần tử cũng xuất hiện ở đại lục Trung Quốc và các nền văn hóa lân cận như Nhật Bản, Tiều Tiên, Việt Nam. Có lẽ đây chỉ là một câu chuyện được thêu dệt để nhắc nhở mọi người cẩn trọng khi đi vào các khu rừng...
-
Mời quý độc giả xem video: Jiro Ono - bậc thầy sushi Nhật Bản. Nguồn: VTV1.
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile