Nhìn lại trận siêu sóng thần khủng khiếp nhất trong lịch sử

Trận sóng thần khủng khiếp cao hơn cả tòa nhà Empire State xảy ra năm 1958, sau một vụ lở đất ở vịnh Lituyab (Mỹ).
Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su
 Tháng 7/1958, một trận động đất mạnh 8,3 độ ở đường đứt gãy Fairweather làm rung chuyển bờ biển phía nam Alaska. Sự kiện này dẫn đến một vụ lở đất lớn tại vịnh Lituya, gây ra siêu sóng thần kinh hoàng quét qua vùng nước hẹp và khiến 5 người thiệt mạng.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-2
 Cơn sóng khổng lồ san phẳng cây cối trên các sườn dốc bao quanh vịnh với độ cao tối đa lên tới 524 m so với mực nước biển - cao hơn tòa nhà Empire State ở New York (443 m). Đây được gọi là độ cao runup - độ cao mà sóng đạt được sau khi đổ bộ.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-3
 "Đây là trận sóng thần lớn nhất từng được ghi lại và có nhân chứng chứng kiến", Hermann Fritz, giáo sư kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Viện Công nghệ Georgia, chuyên gia về sóng thần và bão, cho biết.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-4
 Ông cho biết thêm, có khả năng còn những trận sóng lớn hơn trong lịch sử Trái Đất. Điều này có thể suy ra từ các trầm tích địa chất, nhưng chúng vẫn chưa được lý giải rõ ràng.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-5
 Fritz là tác giả chính của một nghiên cứu công bố trên tạp chí Pure and Applied Geophysics năm 2009. Nghiên cứu này tái tạo trận sóng thần ở vịnh Lituya bằng cách sử dụng một bể thí nghiệm chuyên dụng với tỷ lệ 1:675 mô phỏng hình dạng của vịnh.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-6
 Các nhà nghiên cứu ước tính, với sóng thần đạt độ cao này, trận lở đất ban đầu có thể đã đổ khoảng 30 triệu m3 đá xuống vịnh Lituya.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-7
 Vụ lở đất dữ dội cung cấp lực để tạo ra cơn sóng lớn kỷ lục, nhưng hình dạng của vịnh mới là lý do thực sự khiến sóng cao đến vậy, theo Fritz.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-8
Vịnh Lituya thuộc loại fjord - loại vịnh nhỏ ven biển dài và hẹp với các sườn dốc được tạo ra từ một sông băng cổ đại. Vịnh dài khoảng 14,5 km với điểm rộng nhất là 3,2 km.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-9
 Khu vực này có độ sâu tối đa 220 m và nối với vịnh Alaska bằng một khe hở rộng 300 m. Trận lở đất gây ra sóng thần năm 1958 xảy ra tại vịnh nhỏ Gilbert nằm ở phía cuối fjord, cách biển xa nhất.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-10
 Trong một trận sóng thần do lở đất điển hình, sóng sẽ tỏa ra theo hình quạt. Nhưng do độ dốc lớn của vịnh Lituya, cộng thêm vị trí xuất phát, khiến toàn bộ sức mạnh của sóng dồn về một hướng. Vì không có nơi nào khác để chảy đi nên nước bị đẩy lên những dốc núi cao xung quanh.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-11
 Đó là lý do khiến trận sóng thần năm 1958 đạt độ cao khủng khiếp như vậy, Fritz nói. Loại sóng cực mạnh này được gọi là siêu sóng thần (megatsunami).

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-12
 Đây không phải là trận sóng thần đầu tiên thuộc loại này xảy ra ở vịnh Lituya. Các nhà địa chất đã tìm thấy dấu vết về những trận sóng thần nhỏ hơn vào các năm 1853, 1854 và 1936, nhưng bằng chứng về chúng đã bị trận siêu sóng thần cuốn trôi.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-13
 Một số người sống sót sau trận sóng thần kỷ lục dù đang ở trên thuyền trong vịnh khi xảy ra lở đất. Họ đã vượt qua trận sóng hoặc chạy thoát qua cửa vịnh.

Nhin lai tran sieu song than khung khiep nhat trong lich su-Hinh-14
 Sau khi sóng tan khoảng ba tuần, vịnh Lituya mới được đánh giá là đủ an toàn để các nhà nghiên cứu khảo sát. Các nhà nghiên cứu khi đó miêu tả, có tới hàng triệu cây bị bật gốc và trôi nổi trong vịnh.
Lê Trang (theo Live Science)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN