|
Trong thế kỷ 16 - 17, nhiều nước ở châu Âu thực hiện các cuộc săn lùng và phiên tòa xét xử phù thủy tàn bạo. Vào thời điểm đó, phù thủy được cho là là thế lực hắc ám đứng sau những dịch bệnh khiến nhiều người thương vong hay là hung thủ gây ra những vụ án mạng bí ẩn. |
|
Đây chính là lý do một số nam giới, phụ nữ và trẻ em bị cáo buộc là phù thủy. Theo đó, họ bị đưa ra xét xử với những phương pháp thẩm vấn rùng rợn để kiểm tra xem bị cáo có thực sự là phù thủy hay không. |
|
Một trong những phương pháp thẩm vấn đối tượng bị nghi là phù thủy phổ biến nhất và được đánh giá tàn bạo nhất là dùng nước. |
|
Theo đó, đối tượng bị cáo buộc là phù thủy sẽ được đưa tới ao hồ, sông suối. Kế đến, người ta sẽ trói chặt 2 tay của bị cáo ra phía sau trước khi ném họ xuống nước. |
|
Đối với với người dân thời đó, nước được xem là yếu tố thiêng liêng giúp kiểm tra xem một người có phải là phù thủy hay không. Nếu người đó thực sự là phù thủy thì sẽ nổi lên trên mặt nước. |
|
Trong trường hợp bị cáo không nổi lên cho thấy họ không phải là phù thủy. Thế nhưng, khi được chứng minh là vô tội thì họ có nguy cơ bị chết đuối cao. |
|
Chỉ một số trường hợp may mắn được đưa lên bờ kịp thời trong khi đa số người khác bị chết đuối trong lúc kiểm tra bằng nước. |
|
Ngoài phương pháp trên, hình thức "Chiếc bánh phù thủy" là một kiểu kiểm tra thân phận phù hủy hãi hùng ở châu Âu hồi thế kỷ 16 - 17. Khi một người bị cáo buộc là phù thủy gây ra căn bệnh bí ẩn cho những người khác, hội đồng xét xử sẽ tiến hành làm ra một "chiếc bánh phù thủy". |
|
Chiếc bánh này được làm từ bột lúa mạch, nước tiểu của người bị cáo buộc là phù thủy và đôi khi thêm một ít tro rồi nhào nặn và cho vào lò nướng. |
|
Sau khi hoàn thành, chiếc bánh sẽ được đem cho một con chó ăn. Nếu con chó ăn bánh và có những biểu hiện lạ như mệt mỏi, ốm yếu thì bị cáo sẽ bị kết tội là phù thủy. Lúc này, họ đối mặt với bản án tử hình, thường là thiêu sống hoặc treo cổ. |
Mời độc giả xem video: App Myaladdinz hoàn tiền 80%: Phù thủy đội lốt thần đèn. Nguồn: VTV24.