Nguồn gốc mảnh rác Trái đất đe dọa Mặt Trăng?

Một mảnh vỡ của tàu vũ trụ được cho là sẽ đâm vào Mặt Trăng đầu tháng 3 tới. Tuy nhiên đến nay nguồn gốc của nó vẫn khiến thế giới tranh cãi gay gắt.
Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?
 Một mảnh rác vũ trụ lớn có tên là WE0913A đang lao về phía vùng tối của Mặt Trăng và dự kiến va chạm vào ngày 4/3 tới đây. Vật thể ban đầu được xác định là tầng đẩy thứ hai của tên lửa SpaceX Falcon 9.

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-2
Tên lửa SpaceX Falcon 9 dùng trong vụ phóng Đài quan sát khí hậu không gian sâu (DSCOVR) cách đây 7 năm. Nhưng kể từ khi hết nhiên liệu, tên lửa nặng 4,4 tấn được cho là đã bị hỏng, và di chuyển với quỹ đạo hỗn loạn.

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-3
 Trong khi SpaceX vẫn chưa đưa ra phản hồi nào, thì trong một tuyên bố hôm 12/2, nhà thiên văn học người Mỹ Bill Gray bất ngờ lên tiếng đính chính rằng mảnh vỡ này không phải có nguồn gốc từ tên lửa Falcon 9. 

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-4
Bill Gray cho rằng cho rằng mảnh vỡ thuộc về tên lửa Trường Chinh 3C phóng vào tháng 10/2014 trong khuôn khổ chương trình thám hiểm Mặt Trăng Hằng Nga 5 T1 của Trung Quốc. 

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-5
Giải thích cho sự nhầm lẫn này, nhóm nghiên cứu của Gray cho biết họ đã phát hiện WE0913A bay qua Mặt Trăng hai ngày sau buổi phóng DSCOVR.

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-6
 Họ xác định nó là tầng trên của tên lửa Falcon 9 do vật thể có độ sáng như dự kiến, xuất hiện ở thời gian phù hợp và di chuyển theo quỹ đạo hợp lý. Tuy nhiên sau đó nhóm nghiên cứu nhận được ý kiến từ kỹ sư Jon Giorgini ở Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA.

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-7
 Jon Giorgini cho rằng đường bay của tên lửa Falcon 9 không gần Mặt Trăng nên rất khó va chạm. Vì vậy Gray đã phân tích lại dữ liệu về các vụ phóng ở cùng thời điểm và nhận ra tên lửa đẩy trong sứ mệnh Hằng Nga 5 T1 có quỹ đạo ban đầu bay ở tầm cao mà rất ít tên lửa đạt được, khiến nó có nhiều khả năng nhất là vật thể sẽ va chạm với Mặt Trăng vào ngày 4/3.

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-8
 Ngày 21/1, Wang Wenbin, Cục trưởng Cục Thông tin Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận trách nhiệm về mảnh rác sắp va chạm với Mặt Trăng và khẳng định tên lửa trong sứ mệnh Chang'e 5 đã quay trở lại bầu khí quyển của Trái Đất sau khi hoàn thành nhiệm vụ và "bốc cháy hoàn toàn".

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-9
 "Trung Quốc đã ghi nhận phân tích của các chuyên gia và báo cáo của các phương tiện truyền thông về vấn đề này", ông Wang nói. "Những nỗ lực trong lĩnh vực hàng không vũ trụ của Trung Quốc luôn tuân thủ luật pháp quốc tế". 

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-10
 Trang Space News lại cho rằng dường như đã có sự nhầm lẫn ở đây, khi phía Trung Quốc đề cập đến "sứ mệnh Chang'e 5" chứ không phải "sứ mệnh Chang'e 5-T1.

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-11
Sự nhầm lẫn này đang được làm rõ, vì sứ mệnh Chang'e 5-T1 của Trung Quốc (được thực hiện vào năm 2014) mới là trường hợp với các mảnh vỡ được dự đoán là sẽ va vào Mặt Trăng, trong khi sứ mệnh Chang'e 5 (thực hiện vào năm 2020) với nhiệm vụ thu thập các mẫu vật từ Mặt Trăng, đã quay trở lại Trái Đất an toàn sau khoảng 1 tuần được phóng đi. 

Nguon goc manh rac Trai dat de doa Mat Trang?-Hinh-12
Vấn đề này hiện vẫn đang gây tranh cãi gay gắt. Hành trình kéo dài gần một thập kỷ của tên lửa đẩy này đã khơi lại những tranh cãi về các mảnh vỡ không gian và ai phải chịu trách nhiệm pháp lý trong việc theo dõi rác trôi nổi bên ngoài bầu khí quyển của Trái đất.

Mời các bạn xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN