Nguồn gốc đặc biệt của cây bồ đề ở chùa Một Cột

Sau hơn 6 thập niên sinh trưởng ở Hà Nội, cây bồ đề chùa Một Cột đã đạt đến vóc dáng cao lớn, với chiều cao khoảng 20 mét.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot
    Nằm bên Quảng trường Ba Đình, chùa Một Cột hay Liên Hoa Đài (Đài Hoa Sen) là một biểu tượng lịch sử của Hà Nội cũng như nền văn hóa có bề dày ngàn năm của Việt Nam.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-2
    Trên khoảng sân phía sau sau ngôi chùa nổi tiếng cả nước này, có một cây bồ đề mang lịch sử rất đặc biệt.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-3
    Đó là cây bồ đề được tách từ cội cây nơi Phật Thích Ca đắc đạo, do Tổng thống Ấn Độ Rajendra Prasad tặng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp Người sang thăm Ấn Độ năm 1958.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-4
    Sau khi về nước, Người đã đem trồng cây bồ đề trong sân chùa Một Cột. Có thể nói, đây là một biểu tượng cho tình hữu nghị bền vững giữa Việt Nam và Ấn Độ.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-5
    Sau hơn 6 thập niên sinh trưởng ở Hà Nội, cây đã đạt đến vóc dáng cao lớn, với chiều cao khoảng 20 mét, gốc to cỡ ba người ôm.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-6
    Tán cây vươn rộng, xanh tốt.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-7
    Từ cây bồ đề lịch sử, những nhánh mới tiếp tục chiết tách để trồng ở những nơi khác.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-8
    Ngày nay, cây bồ đề do Bác Hồ đưa về từ Ấn Độ là một điểm chiêm bái quan trọng ở chùa Một Cột.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-9
    Bồ đề được xem là loài cây thiêng liêng trong Phật giáo. Tương truyền xưa kia, thái tử Tất-đạt-đa Cồ đàm đã ngồi thiền định dưới gốc cây mà đạt tới chân lý, đạt tới sự giác ngộ để trở thành Phật.
  • He lo nguon goc dac biet cua cay bo de o chua Mot Cot-Hinh-10
    Bởi vậy, từ nhiều đời nay, người Việt Nam nói riêng và người Á Đông nói chung luôn coi loài cây này là biểu trưng của trí tuệ và tinh thần khoan dung của Phật giáo.
  • Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN