Ngắm những tượng đài tuyệt đẹp vinh danh người phụ nữ Việt

Mang giá trị nghệ thuật cao và tọa lạc tại những không gian rộng lớn, các tượng đài này là sự kết tinh cho vẻ đẹp và những phẩm chất tinh thần cao quý của người phụ nữ Việt Nam trong dòng lịch sử.
Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet
 1. Tọa lạc tại công viên Hai Bà Trưng, bên bờ sông Hương ở Cố đô Huế, bức tượng Cô gái Việt Nam là một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc mang ý nghĩa tôn vinh người phụ nữ Việt Nam. Bức tượng này do cố điêu khắc gia Lê Thành Nhơn tạc năm 1970. 

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-2
Tác phẩm là một bức tượng bán thân được tạc bằng đá, có chiều cao 2,6 mét nặng gần 5 tấn, thể hiện chân dung một phụ nữ Việt có khuôn mặt thanh tú, đầu vấn khăn theo lối xưa. Trong nhiều năm, tượng được đặt trong xưởng, rồi sau đó là nhà họ hàng của điêu khắc gia ở TP. HCM.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-3
 Tháng 4/2011, bức tượng Cô gái Việt Nam đã được đưa về TP Huế và đặt ở công viên Hai Bà Trưng, trước trường nữ sinh Đồng Khánh xưa, hiện nay là trường THPT Hai Bà Trưng. Tượng được khánh thành nhân kỷ niệm 36 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975- 30/4/2011).

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-4
 Sau khi đưa về Huế, bức tượng Cô gái Việt Nam nằm trong khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng với tầm nhìn hướng ra sông Hương. Ngày nay tác phẩm đã trở thành một điểm nhấn văn hóa đặc sắc của Cố đô Huế.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-5
2. Nằm trong khu Di tích lịch sử Ngã ba Đồng Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh), tượng đài Chiến thắng là công trình tôn vinh ý chí quyết thắng và sự hi sinh của lực lượng thanh niên xung phong, bộ đội, công nhân, dân quân du kích... trên đường mòn Hồ Chí Minh thời kháng chiến chống Mỹ.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-6
 Tâm điểm của tượng đài là hình ảnh người nữ thanh niên xung phong vươn cao, phất cờ hiệu dẫn đường cho các đoàn xe tiến vào miền Nam. Tượng đài hướng ra ngã ba Đồng Lộc, địa danh gắn liền với sự hi sinh của 10 nữ thanh niên xung phong trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-7
Chiều ngày 24/7/1968, sau một trận bom ở ngã ba, 10 cô gái áo xanh đã đến hiện trường gấp rút triển khai việc sửa chữa đường. Bất ngờ tốp máy bay phản lực của địch quay lại thả một loạt bom trúng căn hầm các cô vừa vào trú ẩn. Cả 10 cô đã hi sinh khi còn rất trẻ, phần lớn chưa lập gia đình. 

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-8
 Sự hinh sinh của 10 nữ thanh niên xung phong ở Ngã ba Đồng Lộc là biểu tượng cô đọng cho tinh thần Anh hùng – Bất khuất – Trung hậu – Đảm đang của người phụ nữ Việt Nam cũng như của toàn thể lực lượng thanh niên xung phong thời kháng chiến chống Mỹ.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-9
 3. Nằm trên núi Cấm thuộc địa phận xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng từ năm 2009-2015 để khắc ghi công lao của người phụ nữ Việt Nam trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-10
 Trung tâm quần thể kiến trúc là tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ (1904-2010) làm bằng chất liệu đá sa thạch, mang hình cánh cung dài trên 100 mét. Hai bên cánh cung tạc hình 11 người con của Mẹ Thứ đã mất trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-11
 Bên trong khối tượng là khu bảo tàng với diện tích 400 m2, gồm phòng trưng bày, phòng bảo quản và nơi ghi danh hơn 50.000 Bà Mẹ Việt Nam anh hùng. Các gian bảo tàng giới thiệu nhiều hình ảnh, hiện vật tái hiện cuộc đời, sự cống hiến cao cả của các Mẹ với Tổ quốc.

Ngam nhung tuong dai tuyet dep vinh danh nguoi phu nu Viet-Hinh-12
 Sau khi khánh thành, Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã trở thành một điểm về nguồn mang giá trị lịch sử và nhân văn vô cùng to lớn, góp phần giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, giáo dục lòng yêu nước với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ ngày hôm nay.

Mời quý độc giả xem video: Trường nữ sinh Hà Nội xưa | VTV24.

Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN