|
Là người đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân thời phong kiến, Tây Thi được Việt Vương Câu Tiễn đưa sang nước Ngô nhằm mê hoặc Ngô Vương Phù Sai. |
|
Kết quả là Phù Sai trúng mỹ nhân kế, suốt ngày chìm trong ăn chơi hưởng lạc, lơ là chuyện triều chính. Cuối cùng, Ngô vương rơi vào cảnh mất nước và phải tự sát vì mê đắm đại mỹ nhân Tây Thi. Điều này khiến nàng bị coi là "hồng nhan họa thủy" tức khiến người đàn ông si mê họ gặp họa sát thân, thậm chí là gây ra mối họa mất nước. |
|
Theo các nhà nghiên cứu, Tây Thi chỉ là một trong vô số mỹ nhân tuyệt sắc của Việt Vương Câu Tiễn. Đại mỹ nhân này cũng không phải là người đẹp nhất. |
|
Trên thực tế, một mỹ nhân sở hữu vẻ đẹp lấn át Tây Thi là Mao Tường. Bà được coi là hiện thân của cái đẹp và được ghi chép là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn. |
|
Một số sử liệu không chính thức cho rằng, Mao Tường mới chính là nguyên mẫu trong câu thành ngữ “chim sa cá lặn" chứ không phải Tây Thi. |
|
Tuy nhiên, Mao Tường không nổi tiếng bằng Tây Thi. Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ như vậy là vì Mao Tường vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn và có lối sống an phận thủ thường. |
|
Mao Tường sống bình yên trong hậu cung của Việt Vương Câu Tiễn. Do không trở thành "quân cờ" trong cuộc chiến vương quyền của Việt Vương Câu Tiễn nên mỹ nhân này được hậu thế biết đến ít hơn so với Tây Thi. |
|
Ngoài ra, một quan điểm khác cho rằng, Việt Vương Câu Tiễn không nỡ đem Mao Tường tặng cho Ngô Vương Phù Sai. Bởi vì Câu Tiễn là mỹ nhân đẹp nhất và cũng là người được ông yêu nhất. |
|
Vì vậy, Câu Tiễn giữ lại Mao Tường bên người trong khi đưa Tây Thi đến nước Ngô làm gián điệp, thực hiện mỹ nhân kế như mọi người đã biết. |
Mời độc giả xem video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ. Nguồn: VTV24.