|
Mặt trăng sao Hỏa Phobos là một vệ tinh lớn và nằm sát bề mặt hành tinh Đỏ hơn bất kỳ một vệ tinh nào khác trong hệ mặt trời. Phobos có vỏ ngoài sần sùi, nhiều vết lõm sâu trên bề mặt và có tỷ lệ kích thước 17:22:18 (theo đơn vị km). |
|
Theo cơ quan Thám hiểm hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA), mặt trăng ngoài hành tinh ở gần Trái Đất nhất này có thể chính là chìa khóa để xác định có phải sao Hỏa từng có sự sống hay không. |
|
"Phobos rất độc đáo về mặt vị trí so với hành tinh mẹ của nó, quay với một quỹ đạo rất gần Sao Hỏa", Tiến sĩ Ryuki Hydo, người đứng đầu nghiên cứu cho biết. |
|
Với sự gần gũi này, JAXA tin rằng nếu Sao Hỏa từng có sinh vật ngoài hành tinh tồn tại, thì những tác động không gian dư sức đem các dấu vết sự sống đó lên mặt trăng của nó, và lưu giữ lại sau nhiều triệu, nhiều tỉ năm. |
|
Vì vậy, JAXA sẽ khởi động xứ mệnh "Martiian Moons eXploration", viết tắt là MMX, vào năm 2024, thu thập vật liệu từ bề mặt của Phobos và đưa chúng trở lại Trái Đất 5 năm sau đó. |
|
Các nhà khoa học gọi thứ họ tìm kiếm là SHIGAI, có thể hiểu như dấu vết sinh học cổ đại đã được khử và chiếu xạ khắc nghiệt, có thể tồn tại dưới dạng tàn tích của vi sinh vật hoặc các đoạn DNA. |
|
Tên Phobos có nghĩa là "sợ hãi". Ý nghĩa của cái tên Phobos có vẻ rất thích hợp khi bạn nhìn thấy hình ảnh nó đổ bóng lên thành phố Grenoble, Pháp và nhìn như có vẻ sắp "đè bẹp" thành phố này. |
|
Sao Hoả có 2 vệ tinh tự nhiên là Phobos (sợ hãi) và Deimos (kinh hoàng) đường kính không quá 30 kilomét. |
|
Cả hai đều quá nhẹ nên trọng lượng không đủ để tạo cho chúng dạng hình cầu. Chúng có hình dạng một hòn đá tảng khổng lồ như những thiên thạch.
|
|
Có giả thuyết cho rằng cách nay chừng 40 triệu năm, có hai thiên thạch rơi vào trọng trường của sao Hoả, bị giữ lại bay quanh sao Hoả mà không thoát ra được khỏi sức hút của nó.
|
|
Trên bề mặt Phobos có một hố thiên thạch rộng khoảng 10 kilomet. Trên hai vệ tinh thiên nhiên này có vô số hố thiên thạch nhỏ hơn. |
|
Ngoài hai vệ tinh thiên nhiên này, từ năm 1964, Mỹ và Liên Xô cũng phóng lên sao Hoả nhiều vệ tinh nhân tạo với mục đích nghiên cứu. Hiện có 3 vệ tinh nhân tạo bay xung quanh sao Hoả là Mars Odyssey, Mars Express, và Mars Reconnaissance Orbiter (cả ba đều do Mỹ phóng lên). |