|
Ấn Độ là một trong số các quốc gia ghi nhận hiện tượng mưa máu xuất hiện khá nhiều. Trong số này, vào ngày 25/7/2001, một trận mưa máu đã trút xuống nhiều khu vực thuộc bang Kerala. Sự việc này tái diễn vào ngày 23/9/2001. |
|
Đến sáng ngày 5/7/2012, trận mưa máu kỳ bí xảy ra tại thành phố Kannur, Ấn Độ. Sự việc này diễn ra trong 15 phút khiến dư luận xôn xao, lo lắng, thậm chí sợ hãi. Trong năm 2013, Kannur lần nữa ghi nhận một trận mưa máu bí ẩn. |
|
Vào năm 2008, người dân tại La Sierra, Choco, Columbia bất ngờ chứng kiến một cơn mưa kỳ lạ có màu đỏ như máu kéo dài gần 30 phút. Những cơn mưa máu xuất hiện tại một số nước trên thế giới khiến công chúng tò mò không biết điều gì đã xảy ra. |
|
Theo một số ghi chép cổ xưa, hiện tượng mưa máu đã được một số nền văn minh nhắc đến. Trong số này, thần thoại Hy Lạp có mô tả thần Zeus quyền lực đã tạo ra một cơn mưa máu đỏ thẫm để cảnh báo con người về một trận chiến lớn sắp xảy ra dưới trần gian. |
|
Nhiều giai thoại, truyền thuyết ở châu Âu tin rằng, những cơn mưa máu là điềm báo tai ương, thảm họa chết chóc. |
|
Ly kỳ hơn, một giả thuyết cho rằng, hiện tượng mưa máu bí ẩn liên quan đến sự sống ngoài hành tinh. Giả thuyết này được đưa ra sau khi Tiến sĩ người Ấn Độ Godfrey Louis kiêm nhà vật lý học tại Đại học Mahatma Gandhi đã phát hiện sự hiện diện của các tế bào sinh học bé nhỏ trong nước mưa tại trận mưa máu từng trút xuống đất nước này. |
|
Do các tế bào đó không chứa ADN - thành phần chủ yếu của mọi dạng sống trên Trái Đất nên Tiến sĩ Louis suy đoán đó có thể là các dạng sống ngoài hành tinh. |
|
Không những vậy, nhiều thí nghiệm của Tiến sĩ Louis cho thấy rằng, các tế bào có thể thiếu ADN nhưng vẫn có khả năng sinh sản dồi dào, thậm chí có thể tồn tại trong môi trường nước ở 300 độ C trong khi giới hạn cao nhất cho sự sống trong nước là khoảng 120 độ C. |
|
Từ đó, Tiến sĩ Louis nhận định các tế bào không chứa ADN có thể là vi khuẩn ngoài hành tinh thích ứng với các điều kiện khắc nghiệt trong không gian. Chúng đã bám vào sao chổi hay thiên thạch rồi sau đó rơi ra trong các vụ va chạm trong vũ trụ. Những vi khuẩn này sau đó đã tới Trái Đất thông qua các trận mưa. |
|
Một giả thuyết khác suy đoán những trận mưa máu có thể liên quan đến tình trạng ô nhiễm. Những chất gây ô nhiễm được cho đã bị cuốn lên không trung khiến nước mưa chuyển sang màu đỏ bí ẩn. Dù vậy, đây chỉ là giả thuyết. Đến nay, giới khoa học chưa tìm được lời giải chính xác cho hiện tượng kỳ bí này. |
Mời độc giả xem video: Mưa to gây sạt lở kinh hoàng tại Đà Lạt, vùi lấp người và tài sản.