-
Theo luật thổi nồng độ cồn như hiện hành, kể cả không uống rượu, chỉ cần ăn phải hoa quả lên men do có hàm lượng đường cao thì bạn vẫn có nguy cơ bị thổi phạt nồng độ cồn như bình thường.
-
GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng cho hay một số loại trái cây chứa lượng đường cao như vải để môi trường bên ngoài thời gian dài sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men.
-
Khi vào trong dạ dày một thời gian, lượng cồn trong vải rất nhỏ, không đủ để hấp thụ vào trong máu, chuyển hóa qua phổi, khiến cho hơi thở có cồn. Chính vì vậy, dù ăn ít hay nhiều thì máy đo vẫn báo nồng độ cồn trong khoang miệng sau khi ăn vải.
-
Không chỉ có trái vải mà một số loại quả như nho, dứa, táo, xoài, sầu riêng khi để lâu lượng đường sẽ bị lên men rồi chuyển hóa thành rượu, người ăn vào sẽ bị tăng nồng độ cồn trong máu.
-
Ngoài ra, một số cách chế biến món ăn như cá hấp bia, bê sốt rượu, thịt hầm rượu… cũng có thể gây tăng nồng độ cồn trong hơi thở.
-
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt nấu bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế.
-
Ngoài ra, các món tráng miệng nướng chứa vani cũng có cồn, thời gian nướng 15 phút vẫn giữ lại 40% cồn, nướng 60% thì lượng cồn là 25%.
-
Giấm ăn cũng là thực phẩm chứa một lượng nhỏ cồn. Do vậy, sau khi ăn các món có giấm, bạn cũng có thể bị dính phạt oan vì hơi thở có cồn.
-
Một số loại siro ho hoặc thuốc ngủ, thuốc hít hen suyễn, một số loại vitamin, nước súc miệng, nước xịt thơm miệng...
-
Một số loại đồ uống như thức uống năng lượng, bia hoặc rượu vang không cồn, soda lên men cũng là “thủ phạm” gây hơi thở có cồn.
-
Ngoài ra, một số trường hợp ít gặp, những người bị trào ngược dạ dày thực quản hoặc những người mắc hội chứng tự sinh rượu - auto-brewery syndrome (còn gọi là hội chứng say xỉn không do uống rượu) cũng có thể có kết quả dương tính khi kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: Internet.
-