|
Một tia sáng mờ nhạt từ vụ bùng nổ cuối cùng của một ngôi sao chết 10 tỉ năm trước có tên là siêu tân tinh Requiem sắp xuất hiện trên bầu trời Trái đất nhờ du hành thời gian. |
|
Nguyên nhân là vì, dù đã chết 10 tỉ năm trước và chắc chắn không thể chết 2 lần, nên một sự kiện kỳ lạ đã khiến "bóng ma" của ngôi sao đã chết là siêu tân tinh Requiem hiện đi hiện lại trên bầu trời Trái Đất. |
|
Sự kiện kỳ lạ chính là cụm thiên hà MACS J0138. Cụm thiên hà khổng lồ và mạnh mẽ này đã chắn ngang tầm nhìn thực sự giữa Trái Đất và siêu tân tinh cổ đại, đã bẻ cong không - thời gian và hoạt động như một chiếc kính vạn hoa. |
|
Ánh sáng từ vụ nổ siêu tân tinh được cụm thiên hà nghịch ngợm này bẻ thành nhiều hướng, khiến hình ảnh của nó nhân bản, xuất hiện ở nhiều nơi tại nhiều thời điểm khác nhau. |
|
Trước đó vào năm 2016 và 2019, kính viễn vọng không gian Hubble đã chụp được siêu tân tinh này tới 4 lần. Thậm chí 3 "bóng ma" Requiem mà NASA chụp được năm 2016 có... 3 màu khác nhau. |
|
Ước tính ngôi sao tạo ra siêu tân tinh Requiem đã xuất hiện và chết đi chỉ trong vòng 4 tỉ năm sau Vụ nổ Big Bang, là một trong những vật thể cổ đại nhất vũ trụ. |
|
Do quá xa chúng ta và còn bị cụm thiên hà nghịch ngợm bẻ cong ánh sáng, thứ chúng ta nhìn thấy thật ra là hình ảnh của quá khứ 10 tỉ năm trước. |
|
Cái tên siêu tân tinh được đặt ra bởi Walter Baade và Fritz Zwicky vào năm 1931, từ việc quan sát trong lịch sử những hiện tượng hiếm có, khi một ngôi sao đột ngột bùng sáng lên như thể vừa sinh ra. |
|
Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh. |
|
Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh. |
|
Hiện nay, các nhà thiên văn học vẫn không thể quan sát được toàn bộ những vụ nổ siêu tân tinh bởi bụi vũ trụ. Một số siêu tân tinh còn lại có độ sáng lớn hơn, do đó có thể dễ dàng quan sát sự xuất hiện của nó bằng kính thiên văn. |
|
Siêu tân tinh được phân làm hai loại dựa trên sự có mặt hay không của các vạch hydrô trên biểu đồ sáng. Siêu tân tinh không chứa các vạch hydrô trong quang phổ thuộc siêu tân tinh loại I, ngược lại là siêu tân tinh loại II. Trong đó siêu tân tinh loại I được chia làm 3 loại là Ia, Ib và Ic. |