Kinh hoàng thi hài vẹn nguyên cả trăm năm dù không ướp xác
Vào năm 1647, một thi hài không phân hủy được phát hiện trong ngôi mộ tại nhà thờ thuộc thành phố nhỏ Venzone, tỉnh Udine, Italy. Kể từ đó, hàng loạt thi thể vẹn nguyên được khai quật. Các chuyên gia không khỏi bất ngờ khi những thi hài này không hề được ướp xác.
Tâm Anh (theo Ancientpages)
-
Hàng chục thi hài ở Italy không có dấu hiệu bị phân hủy dù không trải qua quá trình ướp xác phức tạp khiến giới chuyên gia vô cùng bất ngờ và tò mò lý do vì sao lại có thể như vậy.
-
Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1647. Khi ấy, người ta vô tình khai quật được thi hài của một người đàn ông trong ngôi mộ thuộc khuôn viên nhà thờ Saint Andrew ở thành phố Venzone.
-
Sau đó, hàng loạt thi thể còn nguyên vẹn khác cũng được tìm thấy tại các ngôi mộ khác ở nhà thờ Saint Andrew.
-
Sau khi kiểm tra, các chuyên gia phát hiện 42 thi hài không phân hủy ở Saint Andrew đều không trải qua quá trình ướp xác. Sau khi trải qua một trận động đất năm 1976, số lượng thi hài nguyên vẹn giảm xuống còn 15.
-
Những thi hài này có điểm chung là trọng lượng khá nhẹ, chỉ từ 10 - 20 kg. Làn da của các thi hài chuyển sang màu vàng nâu trông giống như da thuộc.
-
Các cơ quan nội tạng còn gần như nguyên vẹn. Điều này khiến giới khoa học bất ngờ và kinh ngạc.
-
Những điều này cho thấy các thi hài đã được ướp xác một cách tự nhiên mà không cần dùng tới bất cứ hóa chất nào. Từ đó, các chuyên gia bắt tay vào nghiên cứu nhằm tìm hiểu vì sao những thi thể không bị phân hủy.
-
Liên quan đến vấn đề này, một số chuyên gia cho rằng, Hypha tombicitia - loại nấm ký sinh có thể đã góp phần giúp những thi thể không bị phân hủy.
-
Cũng có quan điểm cho rằng, đất đá vôi xung quanh nơi chôn cất thi hài ở Saint Andrew đã giúp bảo quản nguyên vẹn những thi thể.
-
Cho đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra lời giải chính xác về nguyên nhân khiến các thi thể ở nhà thờ Saint Andrew còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm.
-
Mời độc giả xem video: Phát hiện hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC1)
Tâm Anh (theo Ancientpages)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile