Khám phá những chuyện tình vang danh lịch sử

Câu chuyện tình của họ đã trở thành cổ tích ngoài đời thực. Họ dám đấu tranh chống lại quan niệm xã hội, tôn giáo, sắc tộc để bảo vệ tình yêu đi vào sử sách của mình.
Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su
Đầu tiên là câu chuyện tình huyền thoại của Vua Edward VIII và Wallis Simpson. Năm 1931, Vua Edward VIII khi ấy còn là thái tử đã gặp gỡ và đem lòng yêu say đắm Wallis Simpson - một người phụ nữ đã có 1 đời chồng, đang kết hôn với người chồng thứ 2, là người Mỹ, khác biệt tôn giáo và làm nghề diễn viên.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-2
Ban đầu ai cũng nghĩ đây cũng chỉ là một cuộc phiêu lưu tình ái nữa của chàng thái tử đa tình. Tuy nhiên, sau nhiều cuộc tranh cãi gay gắt với Giáo hội Anh, ông đưa ra quyết định thoái vị, truyền ngôi cho em trai George VI - cha của đương kim Nữ hoàng Elizabeth II hiện tại.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-3
 Sau khi thoái vị Edward VIII được phong làm quận công Windsor trong khi bà Wallis từ chối mọi tước hiệu, chỉ muốn đơn giản được gọi bằng “quý bà”. Tháng 6/1937, ông kết hôn với bà Wallis sau khi bà hoàn tất thủ tục ly hôn với người chồng thứ 2. Hôn lễ của cặp đôi được tổ chức tại lâu đài Candé, thuộc thành phố Tours, nước Pháp nhưng chỉ có vỏn vẹn 20 khách mời tham dự.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-4
 Vợ chồng công tước Edward VIII và phu nhân chọn rời xa xứ sở sương mù, sống cuộc đời bình yên giữa Pháp và Mỹ cho đến khi quốc vương một thời của Anh qua đời vào năm 1972 vì căn bệnh ung thư vòm họng. Sau đó 14 năm, bà Wallis mất, thi hài của bà sau đó được đưa về Anh an nghỉ bên cạnh chồng.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-5
Tháng 7/1958, Mildred (sinh năm 1941) và Richard Loving (sinh năm 1934) ở bang Virginia, Mỹ, bị bắt vì hôn nhân khác tộc giữa cô gái da màu và chàng trai da trắng. Thời bấy giờ, khi nạn phân biệt chủng tộc và phân cấp xã hội vẫn còn phổ biến, chuyện tình của họ là bất khả thi. Lúc đó, luật pháp tại bang Virginia nghiêm cấm cặp đôi khác sắc tộc được phép kết hôn. 

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-6
 Chính vì thế, cặp vợ chồng son tận hưởng hạnh phúc khi về chung một nhà được 5 tuần thì cảnh sát bất ngờ ập đến lúc 2 giờ sáng. Ngày 6/1/1959, cả hai bị đưa ra tòa án Caroline County Circuit. Họ bị kết án 1 năm tù giam. Quan tòa cũng đưa lệnh trục xuất cả hai khỏi bang Virginia trong vòng 25 năm sau khi ra tù.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-7
 Đồng thời, sau đó, nếu muốn trở về, cặp vợ chồng không được quay lại cùng lúc. Họ quyết định lén trở về quê nhà và bắt đầu cuộc chiến để dành lại sự tự do, nhân quyền cho mình. Ngày 28/10/1964, Mildred tìm kiếm hy vọng qua lá thư về quan điểm và nguyện vọng trong hôn nhân gửi tới ông Robert F. Kenedy, người đứng đầu bộ Tư Pháp Mỹ thời điểm đó.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-8
 Ông Kenedy đã giới thiệu người phụ nữ này với Liên đoàn Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) nhằm tìm lại công lý cho cặp vợ chồng. Sau nhiều năm ròng rã đấu tranh cho quyền lợi vốn có của mình, ngày 12/6/1967, Tòa án Tối cao đã bác phán quyết của tòa án tại Virginia. Đây là ngày lịch sử đánh dấu giây phút cuộc hôn nhân của một phụ nữ da màu Mildred và một người đàn ông da trắng Richard đã được luật pháp thừa nhận.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-9
Lí do Seretse Khama và Ruth Williams bị ngăn cấm yêu nhau cũng tương tự như vợ chồng Loving, đó là vì màu da và câu chuyện của họ bấy giờ được truyền thông miêu tả là "chuyện tình gây sốc cho thế giới". Seretse là hoàng tử của Bechuanaland - lúc đó là một vùng lãnh thổ thuộc bảo hộ của Anh.

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-10
 Hoàng tử Seretse từng là sinh viên Đại học Oxford. Tại đây, ông đã gặp gỡ, yêu đương rồi bí mật kết hôn với Ruth Williams - một phụ nữ Anh da trắng điển hình. Khi biết tin Seretse yêu và lấy một người Anh, Chính phủ Anh đã đối mặt với sự phản đối dữ dội từ Chính phủ đất nước Nam Phi và những khu vực cấm hôn nhân khác chủng tộc. 

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-11
Làn sóng phản đối này đã kéo theo khủng hoảng chính trị giữa Bechuanaland và nước Anh. Seretse Khama và Ruth Williams đã phải sống lẩn trốn để tránh bão dư luận. Năm 1956, các lãnh đạo của bộ tộc Bechuanaland đã gửi điện cho Nữ hoàng Anh đề nghị phải ép tộc trưởng của mình quay về. Khi trở về, Seretse đã từ bỏ mọi quyền lực của tộc trưởng.  

Kham pha nhung chuyen tinh vang danh lich su-Hinh-12
 Điều đáng nói là sau đó, ông đã trở về quê hương với tư cách là công dân bình thường và thành công tổ chức cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của đất nước. Thay vì làm tộc trưởng, Seretse được bầu làm Tổng thống đầu tiên của quốc gia tên Botswana ngày nay.

Mời các bạn xem video: Elon Musk ra mắt thiết bị đọc được suy nghĩ con người. Nguồn: VTV



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN