Huyền thoại cây đa chú Cuội trên Mặt trăng thực tế là dấu vết của cái gì?

Theo dân gian, những chấm đen xuất hiện trên Mặt trăng được ví như cây đa và chú Cuội. Tuy nhiên, thực chất, nó chỉ là dấu vết của những hoạt động địa chất trên hành tinh này. 
Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?
 Khi ta nhìn lên Mặt Trăng vào những ngày trăng tròn ta có thể thấy những vùng có màu sẫm trên bề mặt của Mặt Trăng. Theo dân gian, đó chính là chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa cổ thụ.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-2
 Dĩ nhiên những điều đó chỉ là 1 ảo ảnh, được định hình bởi những vết lõm của Mặt Trăng (những đồng bằng bằng phẳng hình thành từ dung nham của những đợt phun trào núi lửa cổ đại).

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-3
Năm 1960, NASA phóng loạt tàu thăm dò để chụp ảnh Mặt Trăng. Sau năm 1966, loạt tàu thăm dò Pros Inspector đã hạ cánh xuống hành tinh này. Nhờ đó, chúng ta đã chụp được 95% mặt sau của hành tinh này. 

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-4
 Các đốm đen trên bề mặt Mặt Trăng thực chất là những miệng núi lửa có kích thước khác nhau được hình thành do va chạm từ các thiên thể, chẳng hạn như sao chổi, thiên thạch và tiểu hành tinh trong quá khứ.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-5
 Mặt trăng không tự phát sáng như Mặt trời. Ánh trăng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là sự phản xạ của ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt trăng. Chúng ta chỉ có thể nhìn thấy một mặt của Mặt Trăng mà thôi.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-6
 Sở dĩ như vậy là do Mặt Trăng vừa quay quanh mình nó, vừa quay quanh Trái đất. Thời gian tự quay một vòng đúng bằng thời gian chuyển động quanh trái đất (27,3 ngày). Bởi vậy Mặt Trăng mãi mãi chỉ hướng một mặt về Trái đất.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-7
 Khi Mặt Trăng hoàn toàn đối diện với Mặt Trời thì một nửa hướng về Trái đất đều nhận được ánh sáng Mặt trời do đó ta thấy trăng tròn (trăng vọng). Lúc đó vì Mặt trăng được chiếu sáng đầy đủ nên ta có thể thấy được các vết lõm trên bề mặt của Mặt trăng.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-8
 Trên thực tế, Mặt Trăng được "sinh ra" nhờ một sự kiện xảy ra hàng tỷ năm trước: Một thiên thể có kích thước bằng một hành tinh nhỏ đã đâm vào và đẩy một phần nhỏ của vùng đất ra khỏi bề mặt Trái đất.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-9
 Các nhà nghiên cứu cho biết vết đen lớn nhất trên Mặt Trăng, được gọi là "Đại dương bão", đó có thể là vết sẹo từ một va chạm khổng lồ và tạo ra một vùng biển magma rộng hơn 1.800 dặm (3.000 km).

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-10
 Cả tàu thăm dò của NASA và các nhà nghiên cứu hành tinh này đều đã phát hiện ra khu vực dị thường trọng lực cao bên dưới vùng biển nguy hiểm. 

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-11
 Đây là một "khối u lớn" vì khối lượng tích tụ ở đây là dung nham dày đặc. Hàng tỷ năm trước, vùng biển nguy hiểm đã bị một số lượng lớn các thiên thể nhỏ đập vỡ, và dung nham chảy ra, tạo thành mảng đen lớn mà chúng ta thấy ngày nay.

Huyen thoai cay da chu Cuoi tren Mat trang thuc te la dau vet cua cai gi?-Hinh-12
Quan sát các vết lõm trên bề mặt Mặt trăng người ta tưởng tượng ra hình cây đa và chú Cuội, nhưng thực ra chỉ có những lớp bụi dày màu nâu mà thôi. 

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN