Hồi ký "Nửa đời trước của tôi" của vua Phổ Nghi viết gì?
Sinh năm 1906, Phổ Nghi đăng cơ lên ngôi hoàng đế năm 1908 sau khi bác của ông - Vua Quang Tự băng hà mà không có con trai nối dõi.
Tâm Anh (TH)
-
Do lên ngôi khi tuổi còn quá nhỏ nên Vua Phổ Nghi cai trị nhà Thanh dưới sự kèm cặp của một quan nhiếp chính.
-
Ban đầu quan nhiếp chính là cha của vua Phổ Nghi - Thuần Thân vương Tải Phong. Kể từ tháng 12/1911, vị trí này đổi thành Thái Hậu Long Dụ.
-
Tháng 11/1911, Cách mạng Tân Hợi dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn diễn ra thành công, lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng ngàn năm ở Trung Quốc. Ngày 12/2/1912, hoàng đế Phổ Nghi chính thức thoái vị và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Thanh cũng như lịch sử phong kiến Trung Quốc.
-
Dù thoái vị nhưng Phổ Nghi vẫn được tiếp tục ở lại Tử Cấm Thành cho tới năm 1924. Sau khi bị "mời" ra khỏi hoàng cung, Phổ Nghi trở thành công dân bình thường như bao người khác và gặp không ít "sóng gió" cuộc đời.
-
Trong cuốn hồi ký "Nửa đời trước của tôi", Phổ Nghi đã kể lại một tình huống "thú vị" khi đi xe buýt lúc chỉ là một người dân bình thường.
-
Theo lời kể của Phổ Nghi, sau nhiều năm bôn ba, ông trở lại Bắc Kinh. Do không còn là chủ nhân của Tử Cấm Thành nên ông không còn nhà để ở. Về sau, ông được bạn bè giúp đỡ nên tìm được nhà em gái ruột và sống cùng một thời gian.
-
Tiếp đến Phổ Nghi nhận được sự giúp đỡ của chính quyền nên tìm được một công việc khá tốt để tự kiếm sống nuôi bản thân. Hàng ngày, ông đi làm và tan làm như bao người khác thay vì tận hưởng cuộc sống xa hoa, có người hầu hạ như khi làm vua.
-
Do không còn đặc quyền của hoàng đế nên Phổ Nghi đi làm bằng xe buýt. Vào một hôm, ông tan làm và đứng đợi xe bus thì một số người nhận ra ông là hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh. Họ bàn tán, thì thầm to nhỏ, thậm chí có người gọi Phổ Nghi là "hoàng đế" khiến ông bối rối, khó xử.
-
Sau khi Phổ Nghi lên xe bus, một cụ ông bắt chuyện và nói rằng ông là người Mãn Châu. Ông lão cũng gọi Phổ Nghi hai tiếng “hoàng đế”. Nghe xong, Phổ Nghi vừa cười vừa nói rằng mọi việc đã qua nhiều năm, mọi người gọi như vậy để làm gì.
-
Đi được một lúc, Phổ Nghi xuống xe buýt dù chưa đến điểm dừng gần nhà. Ông đi bộ từ đó để về nhà vì không muốn tiếp tục khó xử, chạnh lòng và gợi nhớ những ký ức không vui.
-
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Tâm Anh (TH)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile