Hoảng hồn tục bó chân gót sen đau đớn của phụ nữ Trung Quốc
Phụ nữ Trung Quốc hàng trăm năm trước thực hiện tập tục bó chân để có "gót sen ba tấc". Đôi chân nhỏ nhắn được coi tiêu chuẩn của sắc đẹp và địa vị của phụ nữ thời phong kiến.
Tâm Anh (theo LV)
-
Theo sử sách Trung Quốc, tục bó chân để có "gót sen ba tấc" dành cho phụ nữ xuất hiện vào thế kỷ thứ 10. Khi ấy, Triệu Phi Yến múa cho hoàng đế và quần thần.
-
Trong lúc biểu diễn, Triệu Phi Yến để lộ đôi chân nhỏ được quấn những dải lụa. Nhà vua rất thích điệu múa và đôi chân xinh xắn của mỹ nhân này nên gọi nó là "Kim Liên Tam Thốn" (hay còn gọi gót sen ba tấc).
-
Kể từ đó, tục bó chân được áp dụng trong giới quý tộc, các phi tần, mỹ nữ trong hậu cung của nhà vua.
-
Về sau, tập tục này phổ biến trong mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Vì vậy, đôi chân nhỏ trở thành tiêu chuẩn của sắc đẹp, sự quyền quý, cao sang của phụ nữ.
-
Theo quan niệm của người Trung Quốc, phụ nữ có "gót sen ba tấc" sẽ lấy được người chồng tốt và có cuộc sống hạnh phúc.
-
Vì vậy, từ khi 4 - 9 tuổi, các bé gái bắt đầu quá trình bó chân đầy đau đớn. Ở độ tuổi này, bàn chân chưa phát triển hoàn chỉnh nên thuận lợi cho việc thay đổi hình dáng.
-
Đầu tiên người ta sẽ cắt móng chân thật ngắn cho các bé gái trước khi ngâm đôi chân vào trong chậu nước thảo mộc pha máu động vật ấm để tránh nhiễm trùng.
-
Kế đến, đôi bàn chân sẽ được bó chặt bằng vải với 4 ngón chân bẻ quặt vào lòng bàn chân để tạo thành hình dáng giống hoa sen.
-
Trong quá trình thực hiện tập tục bó chân, ngón chân của các bé gái có thể bị gãy xương, hoại tử do nhiễm trùng. Sau khi có "gót sen ba tấc", phụ nữ sẽ gặp nhiều bất tiện trong việc đi lại do bàn chân nhỏ bị biến dạng.
-
Trước những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của phụ nữ, chính quyền Trung Quốc cấm thực hiện tập tục bó chân kể từ năm 1911.
-
Mời độc giả xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV24
Tâm Anh (theo LV)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile