Hé lộ nguồn gốc bí ẩn về tấm vải liệm dùng để bọc thi hài Chúa Jesus
Tấm vải liệm thành Turin là một bí ẩn gây tranh luận lớn trong suốt nhiều năm qua. Cổ vật này được cho là dùng để bọc thi hài Chúa Jesus sau khi bị hành hình. Đến nay, tính thật - giả của tấm vải vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Tâm Anh (theo History)
-
Dài khoảng 3 m, rộng 1 m, tấm vải liệm thành Turin là một bí ẩn lớn mà giới chuyên gia mãi chưa tìm ra lời giải. Trên tấm vải có lưu giữ hình ảnh mờ nhạt của một người đàn ông mà các tín đồ Cơ Đốc giáo cho rằng đó là hình Chúa Jesus.
-
Trong suốt nhiều thập kỷ qua, tính thật - giả của tấm vải liệm thành Turin trở thành đề tài gây tranh luận lớn trong giới khoa học.
-
Một số ý kiến cho rằng, hình ảnh Chúa Jesus trên tấm vải liệm trên được các thầy tu làm giả vào thời Trung Cổ. Điều này được các chuyên gia đưa ra lập luận thông qua việc xác định niên đại của tấm vải liệm.
-
Năm 1988, ông Ray Rogers và các đồng nghiệp từng nghiên cứu tấm vải liệm thành Turin và xác định niên đại bằng carbon.
-
Kết quả cho thấy tấm vải liệm xuất hiện vào khoảng 1300 năm sau khi Chúa Jesus chào đời.
-
Thế nhưng, một nhóm nghiên cứu thuộc Viện tinh thể học tại Bari, Italy có phát hiện hoàn toàn khác. Họ tìm thấy các hạt nano ít thấy ở máu người khỏe mạnh trên tấm vải liệm thành Turin.
-
Theo các chuyên gia, những hạt nano này rất nhỏ cho thấy sự đau đớn của nạn nhân bọc trong tấm vải niệm.
-
Giáo sư Giulio Fanti ở Đại học Padua cho biết thêm vết máu trên tấm vải liệm Turin chứa lượng lớn chất creatinine và ferritin - thường thấy ở bệnh nhân bị thương do ngoại lực mạnh như tra tấn.
-
Điều này cho thấy người đàn ông bọc trong tấm vải liệm thành Turin trải qua cái chết đau đớn.
-
Từ đây, quan điểm tấm vải liệm Turin dùng để bọc thi hài Chúa Jesus càng được nhiều người ủng hộ hơn.
-
Mời độc giả xem video: Thêm hé lộ mới về hầm mộ của Chúa Jesus. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh (theo History)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile