|
Năm 1942, hồ Roopkun nằm dưới đáy một thung lũng thuộc dãy núi Himalaya, quận Chamoli, Uttaranchal, Ấn Độ trở thành địa điểm nổi tiếng thế giới. Nguyên do là vì người ta phát hiện hàng trăm bộ xương người nằm rải rác ở dưới đáy hồ khi mực nước cạn. |
|
Kể từ đó, hồ Roopkun còn được người dân gọi là hồ xương người (Skeleton Lake). Hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học đến nơi đây để giải mã bí ẩn rùng rợn này. |
|
Theo các chuyên gia, dưới đáy hồ Roopkun có khoảng 300 - 800 bộ hài cốt. Năm 2019, một báo cáo phân tích ADN của những bộ hài cốt dưới đáy hồ Roopkun được công bố trên tạp chí Nature Communications tiết lộ có ít nhất 14 bộ xương không phải là người dân đến từ khu vực Nam Á. |
|
Thay vào đó, kết quả kiểm tra ADN cho thấy, những cá nhân này có những đặc điểm giống với người dân sống ở phía đông Địa Trung Hải ngày nay. |
|
Thêm nữa, những bộ hài cốt trên có niên đại nhỏ hơn so với số thi hài còn lại. Các chuyên gia cho hay, ít nhất 14 bộ hài cốt đó có niên đại khoảng 200 tuổi trong khi đa số hài cốt đến từ khu vực Nam Á có niên đại khoảng 800 tuổi. |
|
Từ đây, giới chuyên gia vô cùng tò mò một nhóm người Địa Trung Hải làm gì ở khu vực hồ Roopkun và qua đời như thế nào. |
|
Một giả thuyết được các chuyên gia đưa ra hoài nghi hàng trăm người chết ở hồ Roopkun là vì họ đang trên đường hành hương đến đền thờ Nanda Devi thì bất ngờ gặp mưa đá và tử nạn. |
|
Kết quả kiểm tra nhiều bộ hài cốt cũng cho thấy họ tử vong bởi 1 hoặc nhiều cú đánh vào đầu, cổ và vai theo hướng từ trên xuống. |
|
Theo đó, giả thuyết những người này tử vong do trận mưa đá dữ dội được xem là lời giải thích hợp lý nhất về những gì đã xảy ra. |
|
Tuy nhiên, đến nay, giới khoa học vẫn chưa thể lý giải hàng trăm người này vì sao lại đi qua khu vực hồ Roopkun, bao gồm cả những người đến từ Địa Trung Hải. |
Mời độc giả xem video: Người dân Đồng Tháp phát hiện hài cốt liệt sĩ. Nguồn: THĐT1.