|
Giống như nhiều nền văn hóa, Trung Quốc có bề dày lịch sử với nhiều tập tục truyền thống. Trong số này, một tập tục khiến nhiều người "sởn gai ốc" là tổ chức đám cưới ma. Theo đó, những nam giới đã chết nhưng chưa kết hôn sẽ được gia đình tìm cho một "cô dâu ma". |
|
Tập tục này có từ thời nhà Tống và được duy trì trong nhiều thế kỷ. Theo các chuyên gia, việc tổ chức đám cưới ma xuất phát từ quan niệm nếu một chàng trai chưa vợ không may chết sớm thì sẽ trở thành điềm xấu. |
|
Gia đình của nam giới sẽ gặp chuyện xui xẻo, thậm chí linh hồn người đàn ông chưa vợ sẽ "ám" cả nhà. |
|
Để hóa giải điểm xấu này, gia đình sẽ tìm kiếm một "cô dâu ma" để tổ chức lễ cưới với người đàn ông xấu số trên. Như vậy, gia đình sẽ có cuộc sống bình an, khỏe mạnh, không bị ma quỷ quấy rầy. |
|
Các gia đình có con trai chưa vợ nhưng chết sớm thường tìm đến những người trung gian giúp làm cầu nối với gia đình có con gái đã qua đời nhưng chưa có chồng con để có được "cô dâu ma". |
|
Khi ấy, hai bên gia đình đều có nhu cầu tổ chức đám cưới ma sẽ sắp xếp cuộc hôn sự đặc biệt này. Họ sẽ phải trả cho người trung gian một khoản tiền lớn để có thể hoàn thành hôn sự cho người đã chết. |
|
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng tìm được "cô dâu ma" thuận lợi như vậy. Vì vậy, một số kẻ hám lợi bất chấp thủ đoạn đã đào mộ, trộm thi thể đã được mai táng rồi đem bán "cô dâu ma" cho các gia đình có nhu cầu. |
|
Sau đó, "cô dâu ma" được cải táng cùng người đàn ông để họ trở thành vợ chồng ở thế giới bên kia. |
|
Chính vì vậy, tập tục này trở thành một vấn đề lớn gây mất trật tự xã hội khi xảy ra vấn nạn trộm cắp thi thể, thậm chí giết người để bán thi thể cho đám cưới ma. |
|
Do đó, chính phủ Trung Quốc đã chính thức cấm hủ tục đám cưới ma năm 1949. Nếu người nào phạm tội trộm thi thể có thể đối mặt bản án 3 năm tù giam. |
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.