Giai thoại huyền bí về ông tổ của thuật phong thủy Trung Hoa
Buổi đầu sự nghiệp của Quách Phác - ông tổ của thuật phong thủy Trung Hoa - gắn với một giai thoại về tài xem đất của ông.
T.B (tổng hợp)
-
Sống ở Hà Đông (nay là tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc) vào thời nhà Tấn (276-324 SCN) Quách Phác là một nhân vật lịch sử được người đời tôn xưng là ông tổ của thuật phong thủy Trung Hoa.
-
Cổ sử viết về ông như sau: “Quách Phác hiểu biết bao la, biết thiên văn, địa lý, quy thủ long đồ, hào tượng sấm vĩ – là những môn coi bói bằng mu rùa, quẻ, thẻ, lời sấm truyền – yên mộ lo nhà ở, không có gì không tinh thâm…”.
-
Di sản mà Quách Phác để lại cho hậu thế là các cuốn “Táng thư” (coi mộ phần) và “Tướng địa thuật” (xem thế đất), được xem là những cuốn sách gối đầu về thuật phong thủy.
-
Buổi đầu sự nghiệp của Quách Phác gắn với một giai thoại về tài xem đất của ông. Theo đó, khi mẹ ông qua đời, Quách Phác đã chọn một mảnh đất có vị trí rất tầm thường an táng cho mẹ.
-
Mảnh đất này nằm gần nguồn nước, do vậy mỗi khi tới mùa, trời mưa là ngôi mộ lại bị chìm trong nước. Bị người đời chê bai là gàn dở, Quách Phác không hề để tâm mà thực hiện ý kiến của mình đến cùng.
-
Chỉ vài năm sau, do phù sa bồi đắp, nơi đặt mộ của mẹ Quách Phác không những không bị nước nhấn chìm, mà xung quanh còn hình thành một ruộng dâu tươi tốt. Quách Phác trở nên nổi tiếng, được xa gần tìm đến nhờ xem địa lý.
-
Một giai thoại nổi tiếng khác là chuyện vua nước Tấn nghe tiếng Quách Phác nên muốn tự mình đến xem những mộ huyệt Quách Phác đã chọn. Có lần vua ta gặp một người nông dân đặt mộ ở một vị trí rất đẹp.
-
Vua hỏi lý do, thì người nông dân trả lời là đó là nghe theo Quách Phác, bởi nếu đặt mộ chỗ đó thì không quá ba năm sẽ gặp được thiên tử. Vua Tấn vô cùng sửng sốt vì lời của Quách Phác đã hoàn toàn ứng nghiệm...
T.B (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile