Giải mã thành công những “vòng tròn thần tiên” ở sa mạc Namib

Sau một thời gian dài nghiên cứu, nhóm chuyên gia của nhà khoa học Stephan Getzin đã tìm ra lời giải về những "vòng tròn thần tiên" ở sa mạc Namib "đánh đố" nhân loại suốt nhiều thập kỷ qua.
Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib
Tiến sĩ Stephan Getzin tại Khoa Mô hình Hệ sinh thái thuộc Đại học Göttingen cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả nghiên cứu giúp làm sáng tỏ bí ẩn về hàng triệu "vòng tròn thần tiên" ở sa mạc Namib.  

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-2
 Cụ thể, kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Perspectives in Plant Ecology, Evolution and Systematics của nhóm chuyên gia chỉ ra cỏ trong "vòng tròn thần tiên" chết ngay sau khi mưa. Thế nhưng, hoạt động của mối không gây ra các mảng trống hình tròn trên đồng cổ. Mỗi mảng trống rộng vài mét. 

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-3
Thay vào đó, các phép đo độ ẩm đất liên tục của các chuyên gia chứng minh cỏ xung quanh làm cạn kiệt nước trong vòng tròn. Kết quả là cuối cùng cỏ bên trong chết.  

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-4
Nhóm của Tiến sĩ Stephan Getzin đã lắp đặt nhiều cảm biến độ ẩm của đất trong và xung quanh các "vòng tròn thần tiên" để đo hàm lượng nước từ mùa khô năm 2020 đến cuối mùa mưa 2022.  

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-5
 Những dữ liệu cho thấy trong khoảng 10 ngày sau khi mưa, cỏ trong các vòng tròn bắt đầu chết. Sau đó, hầu hết khu vực bên trong vòng tròn không có cỏ nào nảy mầm. 

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-6
 20 ngày sau khi mưa, cỏ trong vòng tròn chết hẳn và chuyển màu vàng úa trong khi những đám cỏ xung quanh vẫn xanh tươi.

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-7
Khi kiểm tra rễ của cỏ trong vòng tròn và so sánh với cỏ xanh bên ngoài, nhóm chuyên gia phát hiện rễ của cỏ trong vòng tròn dài bằng hoặc thậm chí dài hơn rễ bên ngoài. Điều này cho thấy cỏ đang nỗ lực phát triển rễ để tìm kiếm nước. 

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-8
 Nhóm nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy mối ăn rễ cây trong "vòng tròn thần tiên". Kết quả phân tích dữ liệu về biến động độ ẩm của đất cũng cho thấy sự sụt giảm nước của phần đất bên trong và bên ngoài "vòng tròn thần tiên" diễn ra rất chậm sau đợt mưa đầu tiên. Vào thời điểm ấy, cỏ chưa mọc. 

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-9
 Thế nhưng, khi cỏ xung quanh đã phát triển tốt, sự sụt giảm nước trong đất sau những trận mưa tiếp theo diễn ra rất nhanh ở mọi khu vực. Ngay cả khi cỏ trong các "vòng tròn thần tiên" đã chết, độ ẩm trong đất cũng sụt giảm nhanh chóng.

Nong: Giai ma thanh cong nhung “vong tron than tien” o sa mac Namib-Hinh-10
Theo giải thích của Tiến sĩ Stephan Getzin, thời tiế nắng nóng ở sa mạc Namib khiến cỏ ở trong "vòng tròn thần tiên" liên tục mất nước. Kết quả là sau khi cỏ chết tạo thành những mảng trống hình tròn trên đồng cỏ. Đó là cách "vòng tròn thần tiên" được hình thành.  

Mời độc giả xem video: Trào lưu phủ xanh sa mạc. Nguồn: VTV24.



Tâm Anh (theo Phys)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN