Giải mã hình tượng tiên cưỡi rồng độc đáo trên cổ vật Việt

Theo quan niệm Nho giáo, con rồng là biểu trưng cho quyền lực tối cao của Vua, còn nữ nhân không được xem trọng. Tuy nhiên, trong hình tượng tiên nữ cưỡi rồng, quan niệm này dường như đã bị đập tan.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet
    Mảng chạm tiên cưỡi rồng triều Lê Trung Hưng, thế kỷ 17, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Tại một số ngôi đình cổ ở miền Bắc Việt Nam, tiên nữ cưỡi rồng xuất hiện như một nét kiến trúc độc đáo, là hiện tượng hiếm có trong các nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Nho giáo.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-2
    Theo quan niệm truyền thống của Nho giáo, con rồng biểu trưng cho quyền lực tối cao của Vua, người được mệnh danh là đấng Thiên tử, còn nữ nhân không được xem trọng, bị chi phối bởi nhiều quy tắc khắt khe. Khi hình tượng tiên cưỡi rồng, quan niệm này dường như đã bị đập tan.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-3
    Theo các nhà nghiên cứu, hình tượng tiên nữ cưỡi rồng xuất hiện phổ biến trong mỹ thuật Đại Việt ở các thế kỷ 16-18. Trong giai đoạn này, vai trò của Nho giáo bị suy yếu, cũng là cơ hội cho các tín ngưỡng truyền thống phát huy.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-4
    Đình làng là nơi tinh thần “phép vua thua lệ làng” thể hiện rõ nhất. Tại đây, hình ảnh người phụ nữ bị trói buộc trong lễ giáo phong kiến được giải phóng, thay vào đó là hình ảnh cô tiên, mang âm hưởng của chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng phồn thực cổ xưa.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-5
    Điều này được thể hiện cô đọng qua hình tượng tiên nữ cưỡi rồng, một minh chứng cho sự khuất phục của tín điều Nho giáo trước tín ngưỡng bản địa truyền thống vốn đã ngấm vào máu người Việt suốt hàng nghìn năm.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-6
    Một bức chạm tiên cưỡi rồng thế kỷ 17 tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Mô típ tiên cưỡi rồng cũng thể hiện sự khác biệt của văn hóa Việt Nam và Trung Hoa. Với người phương Bắc, rồng mang quyền uy đáng sợ và không thể xâm phạm. Trái lại, rồng Việt rất hiền từ và gần gũi, như cha của muôn người.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-7
    Đó là tinh thần được kế thừa từ truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, trong đó Lạc Long Quân là Rồng, là người cha, Âu Cơ là Tiên, là người mẹ. Và tất cả mọi người Việt đều là “con Rồng cháu Tiên”.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-8
    Theo TS Trần Hậu Yên Thế (Đại học Mỹ thuật Việt Nam), hình tượng tiên nữ cưỡi rồng chứng tỏ khả năng tiếp biến văn hóa trong quá trình giao lưu và tiếp xúc văn hóa với bên ngoài đã tạo nên những sáng tạo bất ngờ, đặc sắc và nhân văn.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-9
    Những sáng tạo đó chứa đựng tâm hồn, tài năng và khát vọng của người Việt trong cuộc đối thoại với các nền văn minh khác.
  • Giai ma hinh tuong tien cuoi rong doc dao tren co vat Viet-Hinh-10
    Những nàng tiên phần nhiều mang dáng vẻ phúc hậu, mộc mạc phảng phất dáng hình của các cô thôn nữ như những ước vọng hạnh phúc giản dị của con người Việt Nam tự ngàn đời nay...
  • Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN