Suy giãn tĩnh mạch, xơ gan, máu mỡ, tim mạch, dạ dày…Với kinh nghiệm quý báu ông cha truyền lại cộng với sự nỗ lực tìm tòi nâng cao tay nghề gắn với cái tâm, cái đức, thương hiệu cá nhân lương y Phạm Ngọc Khánh đã lan tỏa khắp nơi. Phóng viên báo Khoa học &Đời sống đã có cuộc trò chuyện với vị lương y tài đức này.
Phóng viên: Điều gì đã khiến lương y mong muốn trở thành thầy thuốc Đông y?
Lương y Phạm Ngọc Khánh: Ngày còn bé, mẹ tôi mắc bệnh đau đầu kinh niên. Bà thường hái lá cây ngải cứu mọc xung quanh nhà đem ra giã muối để chữa bệnh. Từ lúc này tôi bắt đầu tò mò về các loại cây cỏ thảo dược.
Lớn lên một chút, ông nội tôi là lương y Phạm Văn Hòa hay dắt tôi theo mỗi lần đi chữa bệnh khắp tỉnh Hải Dương. Nhìn cách ông nội chăm sóc người bệnh, chú ý tới từng chi tiết nhỏ nhất, từ cách bắt mạch đến cách dùng kim châm cứu cho bệnh nhân khiến ông rất hứng thú. Cái nghiệp “lương y như từ mẫu” bắt đầu gắn liền với cuộc đời tôi từ đó. Tôi quyết định học và tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP.HCM chuyên khoa y học cổ truyền, chính thầy Nguyễn Tài Thu là người dạy tôi môn châm cứu.
Phóng viên: Đến nay, đã trải qua hơn 20 năm trong nghề, lương y cảm thấy con đường mình đã lựa chon như thế nào?
Lương y Phạm Ngọc Khánh: Qua hơn 20 năm hoạt động ngành y ở thành phố Hồ Chí Minh, niềm vui lớn nhất của tôi là được nhìn thấy nụ cười của những người bệnh khi quay trở lại thăm hỏi tôi. Với tôi, công việc bốc thuốc chữa bệnh như một dòng máu từng ngày từng ngày chảy trong huyết quản mình.
Nhưng xã hội thì luôn thay đổi không ngừng, vì thế nên bệnh tật cũng chuyển biến rất phức tạp đòi hỏi tôi phải luôn học hỏi không ngừng. Tôi luôn tâm niệm: người thầy thuốc chữa bệnh cũng giống như ra trận đánh giặc. Giặc thì luôn mưu mô thay đổi không ngừng, nếu ta không nâng cao trình độ của bản thân đồng nghĩa với việc ra trận sẽ thất bại.
Phóng viên: Được biết, trải qua rất nhiều khó khăn, lương y đã chữa trị thành công rất nhiều loại bệnh. Trong đó căn bệnh suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh mà lương y đã “chinh phục tuyệt đối”. Lương y có thể chia sẻ gì về điều này?
Lương y Phạm Ngọc Khánh: Suy giảm tĩnh mạch chân hay còn gọi là suy giảm tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng, đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch nằm ở vùng chân. Hậu quả của nó dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng, gây ra các triệu chứng nhẹ như nhức mỏi, nặng chân, phù chân, hay bị chuột rút về ban đêm… còn nặng dẫn đến loét chân không lành, chảy máu dẫn đến hoại tử các ngón chân. Để chữa trị căn bệnh này Tây y hầu như đang “bó tay”.
Bài thuốc này gồm những loại thảo dược. Thuốc uống vào cơ thể rất tự nhiên, có khả năng dung nạp tốt, ít có tác dụng phụ.
Phương pháp chữa trị của tôi là kết hợp giữa Y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt và máy móc hiện đại để chữa trị. Sau nhiều năm theo học bộ môn châm cứu của thầy Nguyễn Tài Thu, tôi đã vận dụng vào để chữa trị suy giãn tĩnh mạch. Nhiều năm nay, tôi phát minh ra một loại máy chuyên để chữa trị suy giãn tĩnh mạch. Kết hợp với việc châm cứu là uống thuốc.
Phóng viên: Có thể thấy, suy giãn tĩnh mạch là một căn bệnh rất phổ biến, nhất là đối với những người cao tuổi thì tỉ lệ mắc phải là khá cao. Lương y có điều gì để cảnh báo người dân về căn bệnh này?
Lương y Phạm Ngọc Khánh: Do biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân không rõ ràng dễ khiến người bệnh nhầm lẫn với căn bệnh xương khớp do đó không có phương pháp điều trị kịp thời, thường bị nặng mới phát hiện ra khiến thời gian điều trị lâu và phức tạp hơn. Do đó, khi thấy chân nổi các mạch máu xanh đỏ dưới da, cảm giác tê bì, nóng ran về đêm, tức chân, nặng chân,… thì cần tới bệnh viện khám ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nhiều bệnh nhân là những giáo viên, nhân viên văn phòng, do quá trình ngồi, đứng lâu mà họ bị suy giãn tĩnh mạch cả chục năm không biêt. Bệnh nhân mỗi khi đứng, ngồi lâu chị thấy bắp chân sưng, đau không thể đi được, lại nghĩ mình đau xương khớp, thậm chí bệnh gút. Khi chứng chuột rút ngày càng nặng, bệnh nhân đau mỏi không đi được mới thăm khám, siêu âm, xét nghiệm thì bác sĩ cho hay suy giãn tĩnh mạch. Họ tìm tới các loại thuốc chống viêm, giảm đau, bệnh chỉ giảm nhẹ trong quá trình dùng thuốc. Tuy nhiên, khi đến điều trị tại phòng khám của tôi, bệnh nhân được dùng thuốc dạng viên nang nếu không có thời gian sắc thuốc. Sau khi uống liên tục 10 thang, hoặc vài hộp thuốc họ đã thấy dễ chịu, chân bớt sưng, có thể đi lại, trở lại công việc bình thường.
Mọi thông tin xin liên hệ: Lương y Phạm Ngọc Khánh - Giám đốc phòng khám YHCT Phước An Đường
Địa chỉ : 799 Phạm Văn Bạch, P12, Q.Gò Vấp, TP HCM. ĐT: 0903982619.
Website: www.yhocphuocanduong.com.