Dùng mặt nạ mỏ chim quái dị để tránh lây nhiêm bệnh tật ở thế kỷ 16
Chiếc mặt nạ hình mỏ chim được các bác sĩ sử dụng trong thời gian đại dịch hạch bùng phát hồi thế kỷ 16. Với mặt nạ trên, các sĩ tin rằng sẽ không lây nhiễm bệnh tật khi khám và điều trị cho bệnh nhân.
Tâm Anh (theo VT)
-
Vào thế kỷ 16, đại dịch Cái chết Đen hay còn gọi đại dịch hạch bùng phát ở châu Âu. Khi ấy, các bác sĩ sử dụng mặt nạ mỏ chim mỗi khi đi ra ngoài khám và điều trị cho người bệnh.
-
Chiếc mặt nạ có hình thù quái dị này ra đời xuất phát thuyết âm khí (miasma theory). Theo giả thuyết này, bệnh dịch hạch lây lan qua không khí và việc hít thở của con người.
-
Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với bệnh nhân, bác sĩ đã sáng chế ra mặt nạ mỏ chim đặc biệt. Chiếc mặt nạ này có thiết kế có 2 mắt ở vị trí mắt người và một số lỗ nhỏ ở phần mỏ để người dùng có thể hít thở bình thường.
-
Bên trong chiếc mỏ được nhét đầy các dược liệu, thảo mộc như bạc hà, hoa khô (hoa hồng, cẩm chướng), long não...
-
Các bác sĩ tin rằng, khi đeo mặt nạ mỏ chim thì hương thơm của những nguyên liệu trên sẽ giúp họ không nhiễm bệnh từ bệnh nhân hay thi thể người tử vong vì dịch hạch.
-
Ngoài mặt nạ mỏ chim, bác sĩ khi ấy còn mặc áo choàng dài che kín từ đầu tới chân.
-
Bác sĩ cũng đeo bao tay và cầm một cây gậy baton bằng gỗ. Bác sĩ cầm gậy gỗ này để khám bệnh, tránh tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân và giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh tật.
-
Dầu và sáp cũng được bôi lên người bác sĩ nhằm đảm bảo an toàn khi đi khám bệnh.
-
Với vẻ ngoài như vậy, mỗi khi các bác sĩ xuống đường, đặc biệt là buổi tối, nhiều người dân cảm thấy họ giống như "sứ giả của thần chết".
-
Theo đó, không ít người hoảng sợ khi nhìn thấy bác sĩ đeo mặt nạ mỏ chim kỳ dị đi trên đường phố.
-
Mời độc giả xem video: Ghi hình, xử lý người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Nguồn: VTC Now.
Tâm Anh (theo VT)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile