-
Nằm bên bờ hồ Hoàn Kiếm, đối diện tòa nhà Bưu điện Hà Nội, tháp Hòa Phong chính là dấu tích duy nhất còn sót lại của chùa Báo Ân - ngôi chùa bề thế bậc nhất Hà thành thế kỷ 19.
-
Tháp được xây bằng gạch, cao ba tầng, mặt bàng hình tứ giác, tầng một có bốn cửa nên còn được gọi là "tứ môn tháp".
-
Trên mỗi ngạch cửa của tháp ghi các dòng chữ: Báo Ân Môn, Báo Nghĩa Môn, Báo Đức Môn, Báo Phúc Môn (Cổng Báo Ân, Cổng Báo Nghĩa, Cổng Báo Đức, Cổng Báo Phúc), thể hiện các giá trị quan Nho giáo.
-
Tầng hai của tháp có bốn góc xây trụ vuông đặt tượng bốn con nghê.
-
Các góc được nối liền nhau bằng đường viền hồi văn giao hóa.
-
Thân tháp ở tầng hai thụt sâu vào trong. Hai mặt có ô vuông lõm vào tô hai chữ phạn “Án” (mở đầu câu đại minh thần chú Án Ma Ni Bát Di Hồng của Phật giáo) đối xứng.
-
Hai ô còn lại đắp hình bát quái – một biểu tượng của đạo Lão và cũng gắn liền với thế giới quan Nho giáo.
-
Tầng thứ ba, trên mặt Đông-Tây có ghi tên tháp là Hòa Phong nhưng mặt Bắc-Nam lại ghi "Báo Thiên tháp".
-
Trên đỉnh tháp trang trí bầu hồ lô, biểu tượng của phước lành trong Phật giáo và Lão giáo.
-
Những họa tiết trang trí của tòa tháp mang đặc trưng phương Đông, nghiêm cẩn trong từng đường nét.
-
Không gian bên trong tháp.
-
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, tháp Hòa Phong là một kiểu tháp rất ít thấy trong kiến trúc Phật giáo, với tầng một to và cao hơn hẳn hai tầng trên.
-
Tháp nằm ở một vị trí rất đặc biệt, ở trước cổng chùa chứ không phải trong vườn tháp như các dạng tháp vuông thường gặp ở chùa Việt.
-
Các họa tiết trang trí cho thấy tòa tháp mang đậm tư tưởng “Cư Nho Mộ Thích” thịnh hành trong thời Nguyễn. Tư tưởng này có nghĩa là học hành theo đạo Nho nhưng vẫn chuộng mộ đạo Phật.
-
Theo các tư liệu còn lại, chùa Báo Ân khánh thành năm Thiệu Trị thứ 7 (1847) trên nền cũ của lầu Ngũ Long trong phủ chúa Trịnh. Người đứng ra chủ trì việc dựng chùa là tổng đốc Hà Ninh (Hà Nội - Bắc Ninh) Nguyễn Đăng Giai. Vì thế dân gian mới gọi nôm na là chùa Quan Thượng.
-
Chùa Báo Ân sau khi khánh thành có quy mô bề thế vào loại nhất thành Hà Nội thời đó. Đây là một trong những công trình mang dấu ấn của nhà Nguyễn trên đất Thăng Long.
-
Chùa có vị trí đắc địa của kinh kỳ với mặt tiền hướng ra hồ Hoàn Kiếm, phía sau giáp bờ sông Hồng, dọc ngang có 36 nóc nhà.
-
Năm 1889, thực dân Pháp đã phá chùa Báo Ân để xây phủ thống sứ và tòa nhà bưu điện (nay là Nhà khách chính phủ và Bưu điện Hà Nội).
-
Có lẽ, tháp Hòa Phong đã may mắn không bị phá bỏ vì nằm ở ngoài khuôn viên chùa.
-
Sau hai thế kỷ, kiến trúc của tòa tháp cổ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.
-
Ngày nay, tháp Hòa Phong đã trở thành một công trình mang tính biểu tượng bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
-
Hình ảnh tòa tháp cổ kính rêu phong đã ghi dấu trong tâm hồn nhiều thế hệ người Hà Nội.
-
Đây cũng là địa điểm ghé thăm không thể bỏ qua của du khách phương xa khi đến với đệ nhất thắng cảnh của Thủ đô.
-
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.