|
Sinh sống xung quanh khu vực phía Nam thuộc bang Gujarat, Ấn Độ, Vadi - bộ tộc chung sống với rắn hổ mang cực độc gây chú ý với những thói quen sinh hoạt vô cùng đặc biệt. |
|
Cụ thể, bộ tộc Vadi thực hiện lối sống du mục nên thường xuyên thay đổi chỗ ở. Họ không ở quá nơi nào hơn 6 tháng. |
|
Với dân số khoảng 600 người, các thành viên bộ tộc Vadi tìm cách thích nghi với môi trường sống liên tục thay đổi. Trong số này có việc họ phải học cách cùng chung sống với loài rắn để sinh tồn. |
|
Ngay từ khi còn nhỏ, những đứa trẻ trong bộ tộc Vadi đã được tiếp xúc với các loài rắn, bao gồm rắn hổ mang cực độc. Sau khi làm quen và gần gũi với những con rắn, người Vadi sẽ học cách sử dụng que và kèn khiến những con vật này "nhảy múa" lắc lư theo điệu nhạc. |
|
Việc thôi miên rắn là quá trình học tập vất vả kéo dài trong nhiều năm nên được coi là thước đo đánh giá sự trưởng thành của mỗi đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong bộ tộc Vadi. |
|
Những đứa trẻ học thôi miên rắn từ khoảng 2 tuổi và học liên tục trong 10 năm. Trong khi nam giới học cách điều khiển rắn lắc lư theo nhạc thì các bé gái học cách chăm sóc những con vật này để chúng khỏe mạnh và cùng chung sống hòa bình với nhau. |
|
Để thuần hóa những con rắn có nọc độc cực nguy hiểm, bộ tộc Vadi thường cho chúng ăn một loại lá cây để vô hiệu hóa chất độc. |
|
Người Vadi thường thuần hóa và sống chung với mỗi con rắn trong khoảng 7 tháng rồi thả chúng về môi trường tự nhiên. Nguyên do là bởi nếu quá khoảng thời gian trên thì những con rắn sẽ trở nên hung dữ và có thể cắn người, bao gồm cả người chăm sóc chúng suốt thời gian dài. |
|
Vào năm 1991, chính quyền Ấn Độ ra lệnh cấm việc thôi miên rắn vì nhận định đó là việc làm rất nguy hiểm đối với con người cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống hoang dã của loài rắn. |
|
Dù vậy, một số thành viên bộ tộc Vadi vẫn duy trì phong tục sống chung với rắn và thôi miên chúng. Họ tin rằng, những con rắn sẽ không làm hại ai nếu người đó không cố ý làm nó bị thương. |
Mời độc giả xem video: Một bộ tộc ít người có nguy cơ xóa sổ vì Covid-19. Nguồn: THTPCT.