Đế chế La Mã tồn tại gần 2 thiên niên kỷ là nhờ vào điều gì?
Đế chế La Mã tồn tại và phát triển trong gần 1.500 năm nhờ có hệ thống hành chính, quân sự xuất sắc...
Tâm Anh (theo LV)
-
Được coi là đế chế có thời gian tồn tại dài nhất lịch sử nhân loại, đế chế La Mã tồn tại và phát triển hưng thịnh trong gần 1.500 năm.
-
Cụ thể, đế chế La Mã được thành lập vào năm 27 trước Công nguyên khi hoàng đế Augustus lên ngôi. Đế chế chấm dứt sự tồn tại vào năm 1453.
-
Vào thời điểm đế chế La Mã diệt vong, thành phố Constantinople sụp đổ dưới chân đế chế Ottoman.
-
Vào thời kỳ hưng thịnh, đế chế La Mã có lãnh thổ trải dài trên cả vùng đất của Italy hiện nay và phần lớn khu vực Địa Trung Hải.
-
Để có thể tồn tại trong gần 2 thiên niên kỷ, đế chế La Mã có hệ thống hành chính, quân sự, pháp luật... xuất sắc.
-
Trong số này có hệ thống hành chính rõ ràng và minh bạch giúp xã hội La Mã vận hành một cách trơn chu.
-
Thêm nữa, La Mã có lực lượng quân sự mạnh giúp bảo vệ đế chế trước quân xâm lược cũng như tiến hành các cuộc chinh phục mở rộng lãnh thổ. Nhờ lực lượng quân sự mạnh, đế chế La Mã có vị thế lớn trong khu vực.
-
Bên cạnh đó, La Mã có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh giúp duy trì trật tự xã hội để từ đó người dân có cuộc sống hòa bình, yên tâm lao động, sản xuất. Từ đó, nền kinh tế ở La Mã vô cùng phát triển.
-
Đặc biệt, đế chế đế chế La Mã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực kiến trúc, triết học và khoa học. Những điều này ảnh hưởng lớn đến các nước trong khu vực cũng như thế giới. Chính những điều này đã giúp đế chế La Mã tồn tại lâu dài và truyền cảm hứng cho nhiều quốc gia ở châu Âu từ đó cho đến nay.
-
Mời độc giả xem video: Đế chế mới của gia đình ông Đặng Văn Thành. Nguồn: Youtube.
Tâm Anh (theo LV)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile