Đây là những vũ khí chết chóc nổi tiếng nhất thời Trung Cổ

Một số vũ khí chết chóc thời Trung Cổ được con người phát minh có sức sát thương cao. Do đó, chúng được sử dụng nhiều trong các cuộc chiến. 
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co
    Trường kiếm là một vũ khí chết chóc và nổi tiếng thời Trung Cổ. Nó được sử dụng phổ biến từ thế kỷ 14 - 16.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-2
    Giống như tên gọi, trường kiếm có kích thước tương đối lớn, hơn 40 cm. Vũ khí này có lưỡi thẳng, mũi nhọn và hai cạnh đều sắc bén.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-3
    Khi sử dụng trường kiếm, người dùng có thể cầm bằng cả 2 tay để có thể ra đòn một cách mạnh mẽ và chính xác nhất.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-4
    Vũ khí nổi tiếng này thích hợp trong các cuộc chiến khi đối đầu với lực lượng kỵ binh.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-5
    Máy bắn đá được phát minh vào khoảng thế kỷ 12. Loại vũ khí này hoạt động hiệu quả trong các cuộc chiến vây thành, công phá pháo đài.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-6
    Theo thiết kế, máy bắn đá có thể phóng những tảng đá có trọng lượng gần 160 kg.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-7
    Nhờ máy bắn đá, quân đội nhiều nước gặt hái được những thắng lợi lớn khi tấn công, chiếm đóng các thành trì, pháo đài thời Trung cổ.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-8
    Giáo mác xuất hiện trên chiến trường vào khoảng thế kỷ 13. Loại vũ khí này thường được lực lượng bộ binh sử dụng.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-9
    Theo thiết kế, mỗi chiếc giáo có chiều dài khoảng 5,5 m. Binh sĩ châu Âu sử dụng loại vũ khí này trong nhiều cuộc chiến thời Trung Cổ.
  • Day la nhung vu khi chet choc noi tieng nhat thoi Trung Co-Hinh-10
    Binh sĩ sử dụng giáo mác hiệu quả trong phòng thủ cũng như tấn công. Nó thích hợp trong những cuộc cận chiến.
  • Mời độc giả xem video: Cuộc hội ngộ 37 năm sau chiến tranh. Nguồn: VTC14.
Tâm Anh (theo historylists)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN