Đại dịch Ebola từng khiến thế giới khiếp sợ ra sao? 20:05 09/02/2020 (GMT+7) Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, đại dịch Ebola nguy hiểm đã khiến hơn 11.300 người thiệt mạng và hơn 28.500 người khác nhiễm bệnh. Kể từ tháng 3/2014 đến gần hết năm 2015, thế giới xôn xao trước thông tin đại dịch Ebola bùng phát ở Tây Phi và nhanh chóng lan rộng ra các nước. Đại dịch Ebola có tốc độ lây lan nhanh với số người tử vong cao nhanh chóng trở thành dịch bệnh nguy hiểm toàn cầu. Nguyên do là bởi 70% dân số Tây Phi trở thành nạn nhân của đại dịch Ebola. Dịch bệnh nguy hiểm này bùng phát mạnh mẽ nhất tại Guinea, Sierra Leone, Liberia. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, dịch bệnh Ebola đã khiến hơn 11.300 người thiệt mạng. Đại dịch nguy hiểm này cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của hơn 28.500 người khác. Vào giai đoạn cao điểm của dịch bệnh, thi thể một số trường hợp tử vong vì nhiễm virus Ebola được phát hiện nằm trên một số đường phố tạo nên cảnh tượng rừng rợn và ám ảnh. Sau khi công bố hết dịch Ebola, một số chuyên gia cảnh báo người dân ở các nước Tây Phi vẫn cần cảnh giác để phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trở lại. Các chuyên gia cho hay virus Ebola có khả năng vẫn còn tồn tại trong các dịch cơ thể, điển hình là trong tinh trùng của nam giới đã khỏi bệnh. Đặc biệt, virus Ebola có thể sống tới 1 năm sau khi người bệnh được điều trị khỏi mà không có biểu hiện bệnh. Chính vì vậy, giới chức trách một số nước châu Phi tiến hành theo dõi sát sao những trường hợp nhiễm bệnh để kiểm soát nguy cơ bùng phát đại dịch Ebola cũng như thiết lập cơ chế phản ứng nhanh để đề phòng trường hợp dịch bệnh xảy ra. Tâm Anh (TH) Tin Tức Y Tế ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN Sử dụng lại thông tin email và họ tên từ lần bình luận gần nhất * Vui lòng nhập bình luận tiếng Việt có dấu Gửi bình luận × Close Thông tin thêm Họ tên Email