Cuộc sống nơi có dòng sông nóng nhất thế giới như thế nào?
Đây là dòng sông nóng nhất thế giới, nhiệt độ của nước dao động từ 50 đến 90 độ C, có nơi gần 100 độ C. Tên của sông có nghĩa "sôi sục bởi sức nóng của Mặt Trời".
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
-
Shanay-Timpishka là dòng sông nổi tiếng ở Nam Mỹ, dài khoảng 6,4 km. Theo sách Khám phá những vùng đất bí ẩn, đây là dòng sông nóng nhất thế giới, nhiệt độ của nước dao động từ 50 đến 90 độ C, có nơi gần 100 độ C. Tên của sông có nghĩa "sôi sục bởi sức nóng của Mặt Trời".
-
Shanay-Timpishka nằm sâu trong rừng nhiệt đới Amazon, ở Mayantuyacu của Peru. Năm 2011, nhà khoa học nước này là Andrés Ruzo đã tận mắt khám phá, viết sách về dòng sông. Cuốn sách được xuất bản năm 2016.
-
Cộng hòa Peru nằm ở Nam Mỹ, phía Bắc giáp Ecuador và Colombia, phía Đông giáp Brazil, phía Đông Nam giáp Bolivia, phía Nam giáp Chile và phía Tây Peru là Thái Bình Dương. Diện tích quốc gia khoảng 1,2 triệu km2, dân số hơn 32,6 triệu. Đơn vị tiền tệ của Peru là đồng Nuevo sol (PEN).
-
Thủ đô của Peru là thành phố Lima. Đây là thủ đô, thành phố lớn nhất của Peru, trung tâm văn hóa, công nghiệp, tài chính và giao thông của Peru. Thành phố có diện tích khoảng 804,3 km2, dân số chiếm 2/3 tổng số dân cả nước.
-
Cuối năm 1532, người Tây Ban Nha đánh bại và bắt giữ Hoàng đế Inca, sau đó thiết lập Phó vương Peru để quản lý các thuộc địa của họ ở Nam Mỹ. Từ đó, Peru trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha cho đến khi tuyên bố độc lập vào thế kỷ XIX.
-
Peru có hai ngôn ngữ chính thức là tiếng Tây Ban Nha và tiếng Quechua. Ngoài ra, người dân còn sử dụng tiếng Aymara và nhiều ngôn ngữ của người thiểu số vùng Amazon khác.
-
Di sản UNESCO nổi tiếng ở Peru do người Inca để lại là Machu Picchu, theo tiếng của người Inca có nghĩa là “Thành phố bị đánh mất của người Inca”. Đây là khu di tích nằm ở độ cao 2.430 m, giữa khu rừng nhiệt đới, cách thành phố Cusco của Peru khoảng 70 km. Machu Picchu đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới năm 1983.
-
Lạc đà Vicuna được chọn là biểu tượng của đất nước Peru. Đây là một trong hai loài lạc đà hoang dã ở Nam Mỹ, sống ở vùng cao núi Andes và xuất hiện nhiều nhất ở Peru.
Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile