Các bí mật về người xưa khiến hậu thế ngỡ ngàng
Trong thời gian qua, các chuyên gia có những nghiên cứu đáng chú ý về tổ tiên của loài người. Thông qua đó, nhiều bí mật về người xưa được giới khoa học giải mã khiến công chúng bất ngờ.
Tâm Anh (theo LS)
-
Vào năm 2017, các nhà khoa học lần đầu phát hiện 7 dấu chân người, dấu chân của 107 con lạc đà và 43 con voi tại một hồ nước cổ trên sa mạc Nefud. Sự xói mòn đã loại bỏ lớp trầm tích nằm bên trên để lộ các dấu chân. Theo đó, bí mật về người xưa được giải mã.
-
Thông qua phương pháp Phát sáng kích thích quang học (tức cho ánh sáng bắn vào các hạt cát sa mạc và đo lượng năng lượng mà chúng phát ra), các chuyên gia xác định được niên đại của những dấu chân này khoảng 120.000 năm tuổi.
-
Căn cứ vào những dấu chân được phát hiện, vào năm 2020, các nhà khoa học phác thảo thành công lộ trình của người cổ đại vào khoảng 120.000 năm trước.
-
Theo các chuyên gia, vào thời điểm trên, ở khu vực ngày nay là phía Bắc Ả Rập Xê Út, một nhóm người tinh khôn (Homo sapiens) dừng chân một thời gian tại hồ nước cổ Alathar trên sa mạc Nefud để uống nước và tìm kiếm thức ăn bằng cách săn bắn động vật sinh sống ở ven hồ.
-
Khu vực bán đảo Ả Rập đóng vai trò quan trọng trong hành trình di cư của con người từ Lục địa đen tới các châu lục khác trên Trái Đất như châu Á, châu Âu. Lúc này, khu vực bán đảo Ả Rập rất xanh tươi có các đồng cỏ rộng lớn và sông, hồ nước ngọt thích hợp cho con người sinh sống.
-
Không chỉ tại sa mạc Nefud, các chuyên gia còn phát hiện nhiều dấu chân của con người thời tiền sử ở Vườn quốc gia White Sands, New Mexico, Mỹ. Không chỉ dấu chân của con người, các chuyên gia tìm thấy dấu chân của một số loài động vật như voi mamút, lười khổng lồ...
-
Kết quả kiểm tra niên đại các dấu chân của các chuyên gia cho thấy chúng có từ hơn 12.000 năm trước.
-
Thông qua phân tích và tìm hiểu khu vực phát hiện các dấu chân của con người và động vật, các nhà khoa học nhận thấy người tiền sử chủ yếu săn bắn những con lười khổng lồ trong khi tìm cách chung sống hòa bình với voi mamút.
-
Các nhà khoa học có một phát hiện quan trọng về di truyền giữa các dân tộc bản địa cổ đại ở Nam Mỹ và Polynesia sống cách đây khoảng 800 năm.
-
Theo nghiên cứu của họ, vào thời điểm trên, các dân tộc bản địa cổ đại ở Nam Mỹ và Polynesia sống trên các quần đảo ở Trung và Nam Thái Bình Dương có sự giao phối với nhau. Do đó, những thế hệ sau có cùng huyết thống.
-
Mời độc giả xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT1.
Tâm Anh (theo LS)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile