Bữa cuối thịnh soạn của tử tù xưa có gì đặc biệt?
Một số nền văn minh cổ xưa như Trung Quốc, Inca... cho tử tù ăn bữa cuối cùng thịnh soạn. Sau khi dùng xong bữa cơm này, tử tù bị hành hình. Vì sao người xưa làm như vậy?
Tâm Anh (theo HL)
-
Đối với nhiều nền văn minh cổ xưa, tử tù ăn bữa cuối thịnh soạn là điều khá phổ biến. Người Inca, Trung Quốc... làm điều này cho tử tù trong suốt nhiều thập kỷ.
-
Trước khi bị hành hình, tử tù được cai ngục mang cho bữa cơm cuối cùng. Bữa cơm này gồm có nhiều món ngon hơn so với mọi ngày.
-
Sau khi dùng xong bữa cơm này, tử tù sẽ bị hành hình theo bản án được đưa ra.
-
Nhiều người không khỏi tò mò vì sao người xưa lại cho tử tù ăn bữa cuối cùng thịnh soạn hơn so với thường ngày.
-
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người xưa làm như vậy vì yếu tố nhân văn.
-
Người xưa cho rằng tử tù khi sắp đối mặt với cái chết sẽ không khỏi lo lắng, bất an, thậm chí là sợ hãi.
-
Theo đó, cai ngục cho đầu bếp chuẩn bị bữa cơm đầy đủ, thịnh soạn hơn so với những ngày trước đó để họ ra đi không bị đói khát.
-
Người xưa tin việc người chết ăn no bữa cuối cùng sẽ khiến họ không trở thành "ma đói" và sẽ được đầu thai, sống cuộc đời mới.
-
Thế nhưng, đối với tử tù, bữa ăn cuối cùng là bữa ăn khó nuốt trôi nhất. Dù có nhiều món ngon thì họ cũng khó có thể ăn chúng một cách ngon lành.
-
Nguyên do là vì họ biết rằng sau bữa ăn này sẽ là lúc bản thân bị hành hình và không còn sống trên cõi đời.
-
Mời độc giả xem video: Tử hình kẻ giết nữ sinh sân khấu điện ảnh. Nguồn: VTC Now.
Tâm Anh (theo HL)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile