|
Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, Trung Quốc là cung điện bằng gỗ lớn nhất thế giới. Đây là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh. Theo đó, cung điện hoàng gia lộng lẫy này gắn liền với nhiều bí ẩn khiến công chúng tò mò. |
|
Trong số này có vấn đề phong thủy của Tử Cấm Thành. Dưới thời phong kiến, Bắc Kinh có 5 trấn ở 5 hướng gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc và trấn trung tâm là đồi Cảnh Sơn. |
|
Ngọn đồi Cảnh Sơn được con người tạo ra để "trấn áp" long mạch và che chắn Tử Cấm Thành. |
|
Cụ thể, vào năm 1421, Minh Thành Tổ Chu Đệ ra lệnh dời đô từ thành phố Nam Kinh về Bắc Kinh. Vị hoàng đế nhà Minh này không muốn nơi ở cũ của vị vua nhà Nguyên - Diên Xuân. Các tồn tại trong hậu viện nên tìm cách "xóa sổ" công trình này. |
|
Đến năm 1416, hoàng đế Chu Đệ yêu cầu dời tường thành phía bắc của Tử Cấm Thành dịch về phía Nam 500m. Theo đó, Diên Xuân Các không còn nằm trong Tử Cấm Thành. |
|
Tiếp đến, ông hoàng này ra lệnh đắp đất tạo nên ngọn đồi nhân tạo, lấy tên là Trấn Sơn. Mục đích này để "trấn áp" long mạch của nhà Nguyên, ngăn không cho triều đại này có cơ hội trỗi dậy. Về sau, ngọn đồi được gọi là Cảnh Sơn. |
|
Sau khi hoàn thành quá trình đắp đất, đồi Cảnh Sơn cao gần 46m. Đồi Cảnh Sơn có 5 đỉnh đồi riêng biệt. |
|
Trên đỉnh của mỗi đỉnh đồi có một sảnh đường được xây dựng công phu. Nhiều hoạt động giải trí của hoàng tộc, triều đình được tổ chức tại đây. |
|
Không những vậy, đồi Cảnh Sơn còn có ý nghĩa phong thủy che chắn cho Tử Cấm Thành. Ngọn đồi này được giới chuyên gia đánh giá là khởi đầu cho vương triều phồn thịnh của hoàng đế Chu Đệ. |
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.