|
Cây ô đầu có danh pháp khoa học là Monkshood, Aconitum napellus. Ngoài ra nó còn có nhiều tên gọi khác nhau như ấu tàu, phụ tử, thảo ô, xuyên ô, ú tàu (Tày), co u tàu (Thái), ấu tẩu… |
|
Cây ô đầu là một loại cỏ cao khoảng 0.6 – 1m có rễ cây phát triển thành củ có hình nón, thân mọc thẳng đứng và thường không có cành. Lá cây mọc so le, có phiến lá rộng xẻ thành 3 thùy lúc già và có hình trái tim lúc còn non, xung quanh mép lá có răng cưa. |
|
Hoa của cây ô đầu mọc thành từng chùm màu xanh lam hoặc tím nhạt ở đầu ngọn cây. Quả cây có 5 đại mỏng, hạt có vẩy ở trên mặt. Chi ô đầu có khoảng hơn 110 loài, phân bố chủ yếu rải rác khắp vùng ôn đới Bắc bán cầu. Ở Trung Quốc có hơn 20 loài, Ấn Độ 25 loài, Việt Nam chỉ có một loài, được tìm thấy ở vùng núi Hà Giang, Lào Cai (Sa Pa). |
|
Cây ra hoa quả nhiều hằng năm, chủ yếu tái sinh từ hạt. Rễ của cây thuộc loại rễ củ to mập, hình con quay, rễ cái to mang nhiều rễ nhỏ được gọi là phụ tử, mặt ngoài rễ nhẵn và có màu đen. |
|
Ô đầu có độc tính rất mạnh, chỉ cần dùng quá 6 gram đã có khả năng gây chết người. Dấu hiệu trúng độc là tiết nhiều nước bọt, tiêu chảy, cảm giác ngứa ran trong da, hôn mê và có thể dẫn đến tử vong. |
|
Dù có độc nhưng ô đầu còn là loại thảo dược có giá trị dược liệu cao. Thậm chí, nó còn được xếp ngang hàng với nhân sâm, tam thất và đại hoàng. |
|
Vì ô đầu có thể gây độc chết người nên người ta chủ yếu dùng ngoài, ít dùng để uống, nếu dùng để uống cần phải chế biến và khử độc rất kỹ. Theo Đông y, cây ô đầu có vị đắng cay, tính nóng và có độc mạnh mang đến tác dụng hồi hương cứu nghịch, khử phong hàn. |
|
Thành phần Aconitin trong ô đầu có khả năng hỗ trợ làm giảm các cơn đau bằng cách ức chế dẫn truyền các xung thần kinh, làm cho dây thần kinh bị tê liệt, làm mất khả năng dẫn truyền. |
|
Cũng nhờ có hàm lượng Aconitin nên cây ô đầu có khả năng giúp chống viêm hiệu quả, hỗ trợ làm giảm huyết áp. |
|
Ô đầu hay còn gọi ấu tẩu tuy là độc dược nguy hiểm nhưng nếu biết cách chế biến nó còn là một đặc sản. Tại Hà Giang, cháo ấu tẩu là một món ăn trứ danh được người dân vui vẻ gọi là "cháo độc dược". |
|
Tại Trung Quốc, nó được coi là loại thảo dược mang lại lợi nhuận rất cao. Cây ô đầu được trồng rất nhiều ở Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Hồ Nam và nhiều địa phương khác. |
|
Không những thế, thu nhập của người nông dân trồng cây ô đầu ở Tứ Xuyên khá tốt. Vì vậy, tại nhiều địa phương khác, chính quyền đã hướng dẫn người nông dân đưa cây ô đầu vào trồng để giúp họ thoát nghèo. |