|
Vào mùa hè năm 58 trước Công nguyên, chính trị gia, nhà quân sự xuất chúng Julius Caesar chỉ huy một đội quân La Mã hùng mạnh tiến hành cuộc chinh phạt Gaul (ngày nay là lãnh thổ Pháp và Bỉ). |
|
Với tài cầm quân đánh trận và bản lĩnh hơn người, quân đội La Mã dưới sự chỉ huy của danh tướng Julius Caesar từng bước đánh bại những bộ lạc ở Gaul. |
|
Sau khi đánh chiếm được Gaul, Caesar cho binh sĩ La Mã đóng quân bảo vệ nơi này trước sự dòm ngó của các bộ lạc người Đức. |
|
Vào mùa hè năm 55 trước Công nguyên, các bộ lạc người Đức có những động thái cho việc chuẩn bị cuộc tấn công nhằm vào Gaul. |
|
Khi nhận được tin tình báo về việc kẻ thù có ý định vượt qua biên giới ở Gaul, danh tướng Caesar của La Mã quyết định xây một cây cầu bắc qua sông Rhine. |
|
Theo sử sách, 40.000 binh lính La Mã xây dựng cây cầu gỗ bắc qua sông Rhine và hoàn thành sau 10 ngày. Theo đó, cây cầu có chiều dài từ 140 - 400m, chiều rộng từ 7 - 9m. Caesar cũng cho xây các tháp canh hai bên bờ để bảo vệ cửa ngõ Gaul. |
|
Sau khi hoàn thành, Caesar cùng đội quân La Mã băng qua cây cầu để sang bờ bên kia - nơi các bộ lạc của Đức đang đợi thời cơ tấn công Gaul. |
|
Biết được điều đó, Caesar dẫn quân đánh phá một số ngôi làng gần đó trước khi quay trở về Gaul thông qua cây cầu xây chỉ trong 10 ngày. Khi đã lên đất liền, danh tướng La Mã hạ lệnh cho quân sĩ phá hủy cây cầu. |
|
Theo đó, cây cầu bắc qua sông Rhine tồn tại trong 18 ngày. Hành động phá hủy cây cầu của Caesar thể hiện sức mạnh quân sự hùng hậu của đế chế La Mã trước kẻ thù. |
|
Do vậy, các bộ lạc của Đức khiếp sợ trước tài chỉ huy của Caesar cũng như sức mạnh quân sự của La Mã. Vậy nên, các bộ lạc này không dám tấn công Gaul. Nhờ vậy, danh tiếng của Caesar ngày càng tăng nhanh trong giới quân sự. |
Mời độc giả xem video: Mạo danh tướng quân đội lừa ngàn người, thu hàng trăm tỷ đồng. Nguồn: VTV24.