Biết gì về câu "Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome"?

Khi nhắc tới đế chế La Mã, nhiều người nghĩ đến câu nói: "Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome". Điều này hé lộ bí mật về hệ thống đường xá khủng cũng như lãnh thổ rộng lớn của đế chế này. 
Biet gi ve cau
 Đế chế La Mã là một trong những nền văn minh vĩ đại và nổi tiếng nhất thế giới. Nhiều thành tựu của đế chế này được lưu giữ và sử dụng đến ngày nay.

Biet gi ve cau
 Trong số này, hệ thống đường xá của người La Mã cổ đại được giới chuyên gia đánh giá cao. Khi nhắc đến thành tựu này, dân gian có câu: "Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome". Câu nói này hé lộ bí mật về hệ thống đường xá khủng cũng như lãnh thổ rộng lớn của đế chế La Mã. 

Biet gi ve cau
 Cụ thể, đế chế La Mã sử dụng mille làm đơn vị đo lường chiều dài. Một mille của người La Mã được tính bằng 1.000 nhịp hai bước, tức bằng 1 dặm (khoảng 1,6 km) trong đơn vị đo lường ngày nay. 

Biet gi ve cau
 Với nhiều chiến dịch quân sự thành công trong nhiều thế kỷ, đế chế La Mã sở hữu lãnh thổ rộng lớn với bề ngang khoảng 3.000 dặm (hơn 4.800 km). Theo đó, lãnh thổ của đế chế La Mã trải dài từ Tây Ban Nha tới Ai Cập và Ba Tư cổ đại.

Biet gi ve cau
 Với lãnh thổ rộng lớn như vậy, đế chế La Mã tiến hành xây dựng hệ thống đường xá lớn để kết nối các vùng miền nhằm tạo thuận lợi cho giao thông liên lạc, phát triển kinh tế.

Biet gi ve cau
Ước tính, đế chế La Mã xây dựng khoảng 400.000 km đường xá trải dài đến nhiều vùng lãnh thổ trên cả nước. Những con đường của họ được gọi là “viae”.  

Biet gi ve cau
 Những con đường được xây dựng dưới thời La Mã vô cùng kiên cố và chắc chắn. Điều này xuất phát từ việc chúng được thi công với 3 lớp: lớp nền, lớp giữa và lớp phủ bề mặt.

Biet gi ve cau
 Trong đó, lớp nền ở dưới cùng được người La Mã thi công từ đá, đất, sỏi thô, gạch vỡ, vật liệu đất sét hoặc chất liệu gỗ nếu con đường xây ở khu vực đầm lầy. Lớp ở giữa thường là những vật liệu mềm hơn như cát hay sỏi mịn. Người ta có thể phủ nhiều lớp lên nhau để tạo sự chắc chắn.

Biet gi ve cau
 Cuối cùng, người La Mã tiến hành lớp phủ bề mặt cho con đường. Để công trình trường tồn với thời gian, người xưa sử dụng các loại đá có độ bền cao như: đá tro núi lửa, đá vôi, bazan hay đá cuội.

Biet gi ve cau
Đặc biệt, trong lúc thi công đường xá, người La Mã cố tình xây hơi  nghiêng một chút để nước mưa có thể chảy vào các rãnh thoát nước, tránh bị ngập lụt. Nhờ vậy, nhiều con đường của đế chế La Mã tồn tại đến ngày nay. Chúng được xem là thành tựu vĩ đại của nền văn minh này.  

Mời độc giả xem video: Mê mẩn với con đường phong lá đỏ ở Hà Nội. Nguồn: THDT.



Tâm Anh (theo History)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN