|
Trên tờ 1 đô la Mỹ, có một biểu tượng con mắt nằm trong hình tam giác tam, được gọi là Thiên nhãn (Eye of Providence) khiến nhiều người không khỏi tò mò. Biểu tượng này có ý nghĩa gì? |
|
Để hiểu điều này, cần nhìn về quá khứ. Theo đó, Thiên nhãn vốn là một biểu tượng của Cơ Đốc giáo và xuất hiện sớm nhất trong những tác phẩm nghệ thuật tôn giáo của thời kỳ Phục Hưng, nhằm thể hiện Chúa. |
|
Một trong số đó là tác phẩm nghệ thuật “Bữa tiệc tại Emmaus” của hoạ sĩ Pontormo vẽ năm 1525, mặc dù biểu tượng Thiên nhãn được vẽ thêm vào sau khi tác phẩm đã hoàn thành, có lẽ là trong khoảng thập niên 1600. |
|
Một nguồn gốc khác nữa của Thiên nhãn, đó là quyển tập hợp các biểu tượng, có tên là “Iconologia”, được xuất bản năm 1593. |
|
Theo như tên gọi và mục đích sơ khai của nó, Thiên nhãn được tạo ra như một dấu hiệu cho sự chở che đầy yêu thương của Chúa đối với con người. |
|
Hình tam giác trong Thiên nhãn vốn là một biểu tượng lâu đời của Chúa Ba Ngôi, gồm Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần. |
|
Hình ảnh con mắt có thể được lý giải như sự theo dõi của Chúa. Nhiều người cho rằng hình tượng này chịu ảnh hưởng từ con mắt thần Horus trong văn hóa Ai Cập cổ đại. |
|
Những tia sáng thường được vẽ quanh biểu tượng Thiên Nhãn cũng là một dấu hiệu đã có từ cổ xưa, được cho là ánh hào quang của Chúa trong mỹ thuật Thiên chúa giáo. |
|
Trở lại với tờ 1 đô la Mỹ, theo giải thích chính thức, hình ảnh Thiên nhãn trên tờ tiền này chính là biểu tượng ước lệ cho sự chở che đầy nhân ái của Chúa đối với nước Mỹ thuở mới hình thành. |
|
Hình ảnh chiếc kim tự tháp dang phía dưới Thiên nhãn tượng trưng cho “sức mạnh và sự bền bỉ” với 13 nấc thang đại diện cho 13 tiểu bang lập quốc của Mỹ. |
|
Một số người theo thuyết âm mưu cho rằng hình ảnh Thiên nhãn trên tờ 1 đô la là đại diện cho những hội kín đang chi phối nước Mỹ từ bóng tối. Không khó hiểu khi mà cách giải thích này chưa bao giờ được giới chức Mỹ công nhận... |
Mời quý độc giả xem video: Khám phá công viên trung tâm New York, Mỹ. Nguồn: VTV24.