|
Các nhà nghiên cứu lịch sử cho hay Hoàng Mã Quái là trang phục truyền thống của tộc người Nữ Chân phía Bắc Trung Quốc. Dưới thời nhà Thanh, trang phục này được thiết kế ngắn giống như loại áo bình thường ngày nay. |
|
Phần thân của Hoàng Mã Quái không dài quá mông và tay áo cũng không được dài đến bàn tay. Trang phục này có màu vàng. |
|
Dưới thời phong kiến, màu vàng là màu sắc dành riêng cho hoàng đế. Vì vậy, màu sắc này tượng trưng cho quyền lực và sự tôn quý. Người dân bình thường không được phép sử dụng màu này. |
|
Ngoài hoàng đế, chỉ duy nhất một trường hợp được mặc Hoàng Mã Quái là dành cho các đại thần lập được công lớn hoặc có đóng góp quan trọng cho triều đình, đất nước. Khi ấy, nhà vua sẽ ban tặng Hoàng Mã Quái cho đại thần đó. |
|
Do vậy, đại thần nào được vua ban Hoàng Mã Quái sẽ coi đó là niềm vinh dự lớn lao, được hoàng đế và triều đình ghi nhận công lao. Do đó, họ sẽ gìn giữ chiếc áo này vô cùng cẩn thận. |
|
Do trang phục này thể hiện địa vị quyền quý của họ trong triều đình nên đại thần chỉ mặc Hoàng Mã Quái vào một số dịp đặc biệt như lễ lớn trong năm. Họ không thể tùy tiện mặc trang phục này đi khắp nơi khoe khoang. |
|
Khi quan viên nào mặc Hoàng Mã Quái lên triều thì những quan lại khác sẽ biết được họ là người được nhà vua tin tưởng, trọng dụng đến mức nào. |
|
Theo sử sách, Hòa Thân là một trong số ít quan viên được hoàng đế Càn Long ban thưởng Hoàng Mã Quái. Thậm chí, tham quan này còn có tới hơn 20 chiếc. Thế nhưng, Hoàng Mã Quái không có tác dụng miễn tội chết cho quan lại phạm tội nghiêm trọng. |
|
Do vậy, ngay cả Hòa Thân sở hữu hơn 20 chiếc Hoàng Mã Quái cũng không thể giúp ông bảo toàn tính mạng khi bị vua Gia Khánh bắt giữ, xử tội. |
|
Hoàng đế Gia Khánh ban tội chết cho Hòa Thân. Theo đó, Hòa Thân được nhà vua cho chết toàn thây nên treo cổ tự sát tại vương phủ. |
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.